221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
984720
"Cải cách hành chính: VN đang trên đường chạy"
1
Article
null
'Cải cách hành chính: VN đang trên đường chạy'
,

(VietNamNet) - TS. Scott Jacobs, chuyên gia tư vấn Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI), với kinh nghiệm hỗ trợ cải cách hành chính ở 75 quốc gia, chia sẻ cách nhìn về cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử của VN. 

>> VN giảm sức cạnh tranh vì thủ tục hành chính

>> "Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu"

>> Cải cách hành chính: Cần một cơ quan chuyên trách độc lập

>> Cải cách thể chế: VN chạy chậm khi các nước tiến nhanh

>> Chi phí hành chính thấp: Chiến lược sống sót trong cạnh tranh

TS Scott Jacobs, chuyên gia tư vấn của VNCI. Ảnh: PL
CCHC: Cần nâng cấp đồng loạt

- Ông đánh giá như thế nào về nền hành chính VN hiện nay?

VN đang có những thay đổi nhanh chóng. Chính phủ đã có nhiều bước đi nhằm cải thiện môi trường pháp lý. Tuy nhiên, sẽ còn chặng đường dài phải đi, công việc lớn phải làm. Quá trình cải cách mới chỉ bắt đầu. Dù chưa nhanh so với nhiều quốc gia khác, 

Xem xét nền hành chính, một nhân tố quan trọng là ý kiến đánh giá của các DN về mức độ dễ dàng, thuận lợi để kinh doanh ở một quốc gia. Các DN nước ngoài đang kinh doanh ở VN đều nhận xét hiện nay, chất lượng đáp ứng của VN còn hạn chế, kém hơn trong so sánh với Trung Quốc. Và có vẻ như mọi thứ không tốt hơn. 

Điều này không đồng nghĩa với tình hình VN xấu đi mà có thể vì các nước khác đang có sự cải thiện nhanh. Các nước đang vượt lên phía trước so với Việt Nam. Tuy nhiên, xét trong khu vực, so sánh với các nước như Malaysia, Inđônêxia, tốc độ cải cách của Việt Nam khá nhanh.

VN cần một sự đổi mới rộng rãi với mục tiêu xây dựng không chỉ 1-2 luật mới, mà cần nâng cấp đồng loạt hàng nghìn luật, quy định, nghị quyết, quyết định... và trên tất cả các mặt liên quan đến hoạt động của DN. Đó là chìa khóa của thành công. 

Đề án 30 của Chính phủ hiện đang được xem xét lại và triển khai thực hiện sẽ tạo nên sự chuyển biến mạnh trong môi trường luật pháp, kinh doanh của VN. Cuộc cải cách này sẽ tác động đến tất cả các Bộ, cũng như các tỉnh, thành phố.

- Năm 2007 được xem là năm cải cách hành chính của Việt Nam. Theo nhìn nhận của ông, cho tới thời điểm này, những gì Việt Nam làm được đã tốt hay chưa?

Một sự khởi đầu tốt đã được tiến hành. Một cam kết thay đổi mạnh mẽ đã được khẳng định. Sự lãnh đạo chính trị và cam kết là bước đầu tiên cần thiết cho bất kỳ một cuộc cải cách nào. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các cơ quan và công chức nhà nước đã chuẩn bị để thay đổi. Đây là vấn đề tồn tại lớn nhất và khó chịu nhất trong các Bộ và các cơ quan cấp tỉnh để tiến hành công việc ngày càng minh bạch hơn, tham vấn với khu vực tư nhân trước khi ra quyết định. 

Rõ ràng, không ai thích phải thay đổi cả. Nhưng đòi hỏi của cuộc sống trước với những thách thức có thể diễn ra buộc chúng ta không thể làm như trước. Tại thời điểm này, mọi thứ đang trên đường chạy. Những kết quả đầu tiên rõ ràng sẽ được thấy trong năm tới 2008 và sẽ càng rõ hơn trong những năm tiếp theo. 

Truyền thông và người dân nên khuyến khích đổi mới, dù cho, việc đổi mới ấy có thất bại đi chăng nữa. Có những người có khả năng tự đổi mới chính mình. Chính phủ hãy trao quyền quyết định cho người thực sự muốn đổi thay. 

Quy trình làm luật cần thay đổi

- Với kinh nghiệm của một chuyên gia đã từng hỗ trợ cải cách hành chính ở 75 quốc gia khác nhau, theo ông, trong cải cách hành chính, thách thức lớn nhất của VN là gì?

Đối với VN, quy trình làm luật cần được thay đổi. Cách thức làm của VN hiện không có tiền lệ trên thế giới. Ví dụ, trong các cam kết của WTO, yêu cầu về tính minh bạch rất lớn và rõ ràng. Tất cả các quy định đều phải được công bố rộng rãi.

Nhưng ở VN, có rất nhiều dạng quy định không chính thức như: thư tay hoặc lời giới thiệu. Điều này đã vi phạm các nguyên tắc của WTO, và làm hạn chế khả năng của các DN trong việc lập kế hoạch kinh doanh, từ đó, làm sụt giảm đầu tư vào VN.

Tạo sự minh bạch trong hệ thống hành chính đồng nghĩa với đơn giản hóa hệ thống. Ở VN, Chính phủ có 23 cách thức đưa một quy định. Đơn giản hóa là cần thiết. Không có lí do gì để thư tay hay lời giới thiệu là cần thiết. Hai dạng hành chính này quá phi chính thức và thiếu minh bạch. 

Trong xây dựng các quy định hành chính, cần tăng cường tham vấn khu vực tư nhân, công bố các dự thảo để họ góp ý. Trước khi bất kỳ văn bản pháp luật nào được thông qua, cơ quan công quyền cần học cách phân tích phối hợp, tính toán chi phí các DN sẽ phải chi trả cho quy định hành chính này, liệu quy định này sẽ gây hại cho ai không.

Tạo sự thay đổi trong nền hành chính theo hướng minh bạch hơn, thân thiện với DN hơn, có sự tham vấn, thảo luận rộng rãi hơn và đơn giản hơn là thách thức lớn nhất.

- Theo ông, vấn đề gì nên được xem là ưu tiên trong thực hiện cải cách hành chính ở VN?

Cải cách là một công việc khó khăn. Muốn đạt được yêu cầu cải cách 50% thủ tục hành chính, VN phải tiến hành một khối lượng công việc khổng lồ.

VN có một hệ thống độc đáo, nhưng tính minh bạch, hiệu quả và chi phí là vấn đề phổ biến trên thế giới. VN có thể học hỏi từ kinh nghiệm ở mọi mặt từ các quốc gia khác nhau để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ. Tất cả các công cụ VN cần đều đã từng áp dụng ở các quốc gia khác nhau.

Trong đó, tạo một môi trường để các DN tạo ra công việc mới, ở mức lương cao cần được xem là ưu tiên. Đó là con đường duy nhất cho sự phát triển.

Hòa hợp "Chính phủ giấy" và Chính phủ điện tử

- Chính phủ điện tử là một công cụ rất cơ bản để tăng cường tính minh bạch. Nhưng ở VN, đề án 112 về tin học hóa Chính phủ đã thất bại. Nếu được đề nghị tư vấn, ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho VN để xây dựng thành công Chính phủ điện tử?

Chính phủ điện tử là một công cụ khác của Nhà nước. Vấn đề đặt ra là, công cụ nào và làm thế nào sử dụng các thiết bị này để hài hòa hoạt động Chính phủ. Sẽ không thể có một Chính phủ điện tử hoàn toàn hay Chính phủ "giấy" hoàn toàn. Chúng ta phải từng bước chậm rãi hòa hợp hai dạng thức Chính phủ này trong phương thức làm việc. 

Thông qua Chính phủ điện tử, người dân có thể nhìn rõ điều gì đang diễn ra, Chính phủ đang làm gì. Đây là một công cụ quan trọng tăng cường hiệu quả hoạt động của Chính phủ một cách nhanh chóng, giảm chi phí cho người dân trong đời sống hằng ngày của họ.

Ví dụ, nhiều Chính phủ đã thiết lập cơ chế đăng kí trực tuyến. Thay vì phải bỏ chi phí đến 6 Bộ ngành khác nhau tìm các mẫu đăng ký, người dân vào trang điện tử và tìm thấy tất cả các loại văn bản cần thiết, điền đầy đủ thông tin, nhấn vào nút gửi, và hoàn tất mọi thủ tục. Họ không cần phải gặp các nhân viên hành chính. Mọi thủ tục đều có thể tiến hành chỉ trong thời gian cực ngắn, ngay tại nhà của họ.

Và với Chính phủ điện tử, chúng ta sẽ nhìn thấy sự chuyển đổi cách thức hoạt động của Chính phủ. Với những bước chuyển động, chúng ta có thể nhìn thấy, Chính phủ Việt Nam đang ngày càng tin học hóa.

- Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo một Chính phủ điện tử thành công là gì, theo ông?

Để thành công trong xây dựng Chính phủ điện tử không phải nằm ở vấn đề thiết bị mà là nhân tố con người. Chỉ có thể xây dựng Chính phủ điện tử khi con người thực sự muốn làm việc với công nghệ đó, tận dụng tin học trong dịch vụ công.

Tôi tin rằng, nhân tố quan trọng nhất là một kế hoạch kỹ lưỡng để làm thế nào công cụ Chính phủ điện tử thích ứng với chức năng của Nhà nước. Chính phủ điện tử thường ra đời trong nỗ lực xây dựng một hệ thống mới, không chỉ là đơn giản hóa mà là để thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ khác của Chính phủ.

Một kế hoạch cụ thể, cẩn thận sẽ đảm bảo đơn giản hóa các thủ tục, làm cho cuộc sống của người dân rõ ràng hơn, thoải mái hơn, và đáp ứng với những mục tiêu Chính phủ đề ra.

  • Phương Loan (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,