221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1297263
Máy giặt diệt 99,9% vi khuẩn: Sự thật hay... "lòe" NTD?
1
Article
null
Máy giặt diệt 99,9% vi khuẩn: Sự thật hay... 'lòe' NTD?
,

Máy giặt Samsung được quảng cáo diệt 99.9% vi khuẩn bằng công nghệ Silver Nano chỉ là một “chiêu quảng cáo”. Bởi bản thân bột giặt đã làm việc này.

TIN LIÊN QUAN

Cứ thấy “diệt khuẩn” là mua

“Với gia đình tôi, việc đảm bảo vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu, vì vậy, khi mua bất cứ đồ dùng gì, tôi đều để ý xem nó có sạch sẽ không, an toàn không. Máy nào cứ ghi “diệt khuẩn” là sẽ nằm trong danh sách ưu tiên số 1 của tôi”, chị Phùng Thu Thủy (30 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) sau một hồi đắn đo các tính năng giữa các dòng sản phẩm đã quyết định lựa chọn Samsung sử dụng công nghệ giặt bằng bạc Silver Wash.

Chị Thủy cho biết, nhà chị có con nhỏ nên muốn tìm mua máy giặt có khả năng diệt khuẩn tối đa để an toàn cho làn da trẻ nhỏ. “Máy giặt Samsung diệt tới 99,9% vi khuẩn thực sự cuốn hút tôi ngay lần đầu tiên khi tôi vô tình đọc được một tin vắn trên một trang rao vặt”, chị Thủy nói.

Thời tiết nắng nóng, cùng với ngành hàng điện lạnh, quầy hàng máy giặt cũng tăng doanh số lên một cách nhanh chóng. Bên cạnh lựa chọn các tính năng như tiết kiệm điện, máy chạy êm, không phát ra tiếng ồn thì tính năng diệt khuẩn được nhiều NTD đặc biệt quan tâm. Tại quầy hàng máy giặt, giữa hàng dài máy giặt xếp san sát nhau, những chiếc máy dán giấy màu tím cùng biển quảng cáo đặt ngay ngắn phía trên ghi “diệt khuẩn 99.9% mang lại sự sạch sẽ tuyệt vời” khiến nhiều người đổ xô chú ý.

Mô tả ảnh.

Tấm biển quảng cáo "diệt khuẩn 99.9% mang lại sự sạch sẽ tuyệt vời” khiến nhiều người tò mò, chú ý.

Chị Hà, nhân viên bán hàng của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (292 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Trong thời gian vừa qua, mặt hàng này đã bán rất chạy, mỗi tuần, quầy hàng bán được 15 – 20 chiếc.

Còn với siêu thị điện máy Pico (76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), nhân viên tại đây ước tính trung bình mỗi ngày bán được 3 – 4 chiếc máy giặt Samsung diệt khuẩn với công nghệ giặt bằng bạc Silver Wash, và đến thời điểm hiện tại thì gần như đã hết hàng.

Khi hỏi về hiệu quả của công nghệ này, chị nhân viên tên T.H. (đề nghị được giấu tên) nói: “Tính năng này khó phát hiện ra, vì quần áo mình nhìn bề ngoài làm sao biết được có vi trùng hay không. Bọn em bán hàng được học những thông tin như thế chứ cũng không được giặt thử, kiểm nghiệm cái này với cái kia để có một sự so sánh”.

Chị H. cũng cho biết, ở cuốn catalogue của Samsung có đoạn viết: “Những ion bạc ngăn chặn mọi hoạt động của vi khuẩn trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi giặt. Nếu quần áo được cất trong tủ lạnh kín và không có ánh sáng, lớp bảo vệ tránh vi khuẩn có hiệu lực lên tới khoảng thời gian 1 tháng”. Nhưng có hôm chị H. quên không phơi ngay sau khi giặt thì thấy quần áo vẫn cứ hôi như thường.

“Chẳng biết nó có tác dụng được như thế hay không (!?)” - bản thân người bán hàng, chuyên tư vấn cho khách như chị H. cũng không khỏi băn khoăn.

“Cần gì lấy ion ra lòe người tiêu dùng”

Cách đây 5 năm (tháng 11/2005), Hội bảo vệ NTD Hàn Quốc đã từng cho biết: Máy giặt công nghệ Silver Nano của Samsung không có tác dụng khử trùng cao như những gì mà quảng cáo sản phẩm này đã đưa ra, cũng như khi so sánh với các sản phẩm máy giặt tương tự được sản xuất bởi LG Electronics, Daewoo Electronics hay Whirlpool.

Hội này cũng khuyến cáo: Các hãng sản xuất, các doanh nghiệp cũng không nên sử dụng thuật ngữ “giết chết vi khuẩn” vì thực tế là các loại máy giặt chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi quần áo, hoà lẫn vào trong nước và thải ra ngoài. Bên cạnh đó, cũng chưa hề có bằng chứng nào chỉ ra đặc tính kháng khuẩn của công nghệ Silver Nano.

Trong một tài liệu gần đây, Tiến sĩ Đinh Sơn Thạch (Phòng thí nghiệm công nghệ Nano - Đại học Quốc gia TP.HCM) khẳng định: Nếu các hãng sử dụng đúng công nghệ Nano bạc vào sản phẩm điện tử thì sẽ giúp người tiêu dùng hạn chế, phòng tránh được một số vi khuẩn nhất định, chủ yếu là diệt loại vi khuẩn thường gây các bệnh đường ruột, vì bạc có tác dụng tích cực với cấu trúc vi khuẩn Ecoli, chuẩn chuyên gây các bệnh đường ruột, tiêu chảy. Còn khả năng diệt khuẩn 99,9% là không thể vì từng vi khuẩn có cách phân hủy rất khác nhau.

Mô tả ảnh.

Quảng cáo tính năng diệt 99.9% vi khuẩn của máy giặt Samsung trên catalogue Samsung (Trang 19).

Theo các cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý Môi trường (Viện Vật lý - Viện KH&CN Việt Nam), cho đến tháng 7/2010, có vào khoảng hơn 60 hướng nghiên cứu chi tiết của các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra tính diệt khuẩn của vật liệu Nano bạc nhưng cơ chế hoạt động kháng khuẩn của các ion bạc và các hạt nano bạc cũng như độc tính của nó đến các mô của con người cho đến nay vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ.

Các hạt nano bạc có thể thu được bằng phương pháp vật lý, hóa học hoặc các phương pháp sinh học. Tuy nhiên, tổng hợp sinh học là đáng tin cậy và thân thiện với sinh thái, và đã nhận được sự chú ý đặc biệt.

Các chuyên gia vật lý tại Trung tâm này khẳng định: “Đã có những nghiên cứu cụ thể đưa ra kết quả ứng dụng công nghệ nano bạc trong khẩu trang diệt vi khuẩn, virus, nấm đồng thời có tác dụng khử mùi (khẩu trang nano bạc phòng dịch cúm H1N1). Còn trong trường hợp máy giặt, với phương pháp điện phân tấm bạc mỏng với điện áp khoảng 18 -24 Volt (là phương pháp kém hiệu quả nhất để sản xuất vật liệu nano), chúng tôi tin là không phải. Ở đây các hãng sản xuất đã tận dụng thông tin về tính diệt khuẩn của nano bạc để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà thôi”.

Theo đó, máy giặt bằng công nghệ nano bạc của Samsung này vẫn phải sử dụng bột giặt như những máy giặt LG và các máy giặt khác nên quần áo sạch là nhờ sự vận chuyển, va đập của vòng quay và diệt khuẩn bằng chất tẩy thông thường như các máy giặt khác vẫn đạt được, chứ không phải bằng công nghệ Silver nano. Việc diệt khuẩn 99,9% là do sử dụng xà phòng và chất tẩy giống như các bác sỹ phẫu thuật trước khi vào phòng mổ cũng chỉ sử dụng chất tẩy rửa thông thường để vệ sinh, chứ không cần sử dụng ion bạc.

Các chuyên gia vật lý tại Trung tâm Vật lý Môi trường cho rằng: Chỉ riêng xà phòng đã diệt được 99,9% vi khuẩn rồi, có thêm ion bạc thì… cũng không sạch hơn.

Từ đó, các chuyên gia vật lý tại Viện Vật lý - Viện KH&CN Việt Nam kết luận: Việc giữ trạng thái sạch đó trong thời gian dài tiếp theo cũng cần những nghiên cứu nghiêm túc, nhất là trong điều kiện Việt Nam bởi cơ chế của việc lưu các hạt nano bạc bám lên sợi vải với mong muốn diệt khuẩn không hề đơn giản, ngay cả trong điều kiện phòng thí nghiệm và không như các hãng sản xuất máy giặt tưởng tượng một cách sơ sài.

Cũng đồng tình với quan điểm đó, chuyên gia vật lý TS Nguyễn Văn Khải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa - Viện Công nghệ Môi trường) cho rằng: Samsung đã lấy ion bạc ra để “lòe” người tiêu dùng.

Ông khẳng định: “Cần gì phải phức tạp, cứ ngâm nhiều xà phòng là hết khuẩn. Không cần công nghệ gì cả. Trẻ con đi vệ sinh xong cũng chỉ cần rửa tay xà phòng là sạch khuẩn. Cần gì phải có ion bạc".

(Theo VTC News)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,