221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1298937
Đòi trả lại hàng chỉ vì “Made in Việt Nam”
1
Article
null
Đòi trả lại hàng chỉ vì “Made in Việt Nam”
,

Gần đây, xuất hiện trên thị trường hàng chục nhãn hiệu hàng Việt Nam ở các vị trí chuyên dành cho hàng cao cấp như Sanciaro, Manhattan, Viettien Smartcasual, Mattana, An Phước, Jemma, Gosto, Nino Maxx… Tuy nhiên, dù chất lượng tốt nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chưa quen với việc bỏ hàng triệu đồng để mua hàng thương hiệu Việt.

TIN LIÊN QUAN

Mất tiền triệu thì mua hàng ngoại cho “oai”!

Chị Mai Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau gần 2 giờ đồng hồ tìm kiếm tại siêu thị Parkson (Tây Sơn, Hà Nội), cuối cùng chị rất ưng ý với chiếc túi xách Gosto, giá khoảng 8 triệu đồng về cả mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên, khi ra quầy thanh toán thì chị phát hiện chiếc túi được sản xuất tại công ty kinh doanh và sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên. Thế là không ngần ngại chị Mai Anh đem trả lại tủ kính bày hàng.

Mô tả ảnh.

Ngày càng có nhiều cửa hàng Made in Việt Nam.

Khách vào siêu thị chọn hàng, khen mẫu đẹp, khen giá rẻ hơn hàng hiệu khác nhưng đến lúc ra quầy tính tiền xem trên nhãn có chữ xuất xứ công ty Việt Nam là quay lại trả hàng là thực tế diễn ra nhiều năm nay đối với nhãn hiệu hàng Việt Nam cao cấp.

Theo chị Thủy, phụ trách quầy hàng Sanciaro thì nhiều người tiêu dùng vẫn nặng tâm lý sính ngoại, do vậy nếu phải bỏ số tiền hàng triệu đồng thì họ sẵn sàng chọn thương hiệu ngoại cho “oai”, tội gì chọn thương hiệu trong nước.

Anh Nguyễn Hòa Bình, một người tiêu dùng tại siêu thị Tràng Tiền đánh giá: “Nếu xem chất liệu, giá cả, mẫu mã… thì hàng nội có khi không thua hàng ngoại. Nhưng nếu tôi mặc chiếc áo có logo của Hugo Boss, Pierre Cardin, Raph Lauren…, người ta biết ngay tôi đang xài đồ hiệu. Còn logo hình đầu con sư tử của Sanciaro (Việt Tiến), hay chữ A cách điệu của An Phước thì người đối diện không biết đó là hiệu gì”.

Như vậy, thu hút khách hàng không thể chỉ bằng mức giá, mà phải mang lại cho người mua hàng sự tự tin, niềm hãnh diện khi dùng sản phẩm. Tức là thương hiệu đó phải đủ mạnh để làm người dùng cảm thấy tự hào khi sử dụng.

Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam: “Hiện nay, một số nhãn hiệu Việt Nam như: Vera, WOW, Sanciaro, Manhatta, Vee Sandy, Sanding, F house, An Phước, Thái Tuấn, Nhabeco, Pharon, M10,…về chất lượng có thể tự hào là không thua kém với Louise Vuiton, Esprit, Scada, Mango, Bosinia, Gucci, Piere Cardin, …Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn thương hiệu ngoại thay vì thương hiệu nội”.

Hàng “made in Việt Nam” bao nhiêu %?

Phân tích về thói quen chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam, TS kinh tế Lê Đăng Doanh lấy dẫn chứng: “Hiện tượng công dân Việt Nam đi Singapore, Trung Quốc mua sắm, gửi hàng núi hàng, tay sách lễ mễ khi quá cảnh đã trở nên quen thuộc. Đáng chú ý có những mặt hàng như tăm xỉa răng, khăn giấy, ô mai cũng được nhập về đến hàng tấn, trong khi nội địa hoàn toàn có thể sản xuất được. Điều đó cho thấy tâm lý sính ngoại của người Việt Nam đã ăn quá sâu vào thói quen tiêu dùng”.

Kết quả sơ kết 5 tháng đầu năm cho thấy, cả năm ngoái tiêu thụ hàng nội địa trong nước tăng trưởng 19%. Nhưng 5 tháng đầu năm nay tăng trưởng là 26%. Tính chung doanh số bán lẻ 6 tháng đầu năm 2010 tăng 26,7% so với cùng kỳ 2009. 

 Lý giải điều này, theo ông Doanh là do hàng Việt Nam lâu nay vẫn chưa thực sự chú ý đến chất lượng sản phẩm và tạo dựng thương hiệu. Đặc biệt, việc có nhiều các loại hàng nhái, hàng giả kém chất lượng được bày bán tràn lan đã tạo một hình ảnh xấu đối với hàng Việt Nam, khiến nhiều người tiêu dùng không còn tin tưởng và ưu tiên dùng hàng Việt nữa. 

“Không thể mong đợi người tiêu dùng Việt Nam vì yêu nước mà chấp nhận dùng hàng Việt Nam sản xuất kém chất lượng. Một kỳ vọng như vậy là phản tiến bộ vì sẽ dung dưỡng cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh cạnh tranh toàn cầu, tiếp tục sản xuất hàng kém chất lượng. Điều đó về mặt kinh tế học là không thể chấp nhận được. Do đó, chủ thể gây dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin cho khách hàng chính là các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Doanh nhấn mạnh.

Ngoài ra, một điểm nữa, khiến hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu là có được bản sắc riêng, sự thuần Việt trong mỗi sản phẩm. Vì vậy, cũng cần phải bàn thêm thế nào là “hàng Việt Nam”. Hàm lượng sản xuất nội địa là bao nhiêu, kiểu dáng có tính dân tộc thế nào?

Bên cạnh một số mặt hàng có nhiều tiến bộ, người tiêu dùng cũng nên tự hỏi đằng sau “hàng Việt Nam” này giá trị gia tăng ở Việt Nam là bao nhiêu, kiểu dáng có phải Việt Nam hay sao chép từ bên ngoài.

“Cần xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, phân phối trong việc nâng cao hàm lượng Việt Nam trong sản phẩm, trong các mặt hàng, phát triển công nghiệp và dịch vụ trợ giúp để “hàng Việt Nam” có hàm lượng trí tuệ, giá trị gia tăng ngày càng cao hơn. Như thế mới tạo được sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập và xây dựng được thương hiệu Việt uy tín”, TS Lê Đăng Doanh phân tích.

(Theo Bee.net)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,