221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1299958
Để không bị "móc túi" ở cây xăng gian
1
Article
null
Để không bị 'móc túi' ở cây xăng gian
,

- Tránh cây xăng có bơm nối và hai người cùng thao tác. Đồng hồ về 0. Đổ xăng vào can. So sánh lượng xăng sẽ mua với dung lượng bình xăng xe mình đi.

TIN LIÊN QUAN

xăng
Quan sát khi mua xăng tránh bị gian lận - Ảnh minh hoạ: B.D
Mới đây cây xăng của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Xuân Lộc tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội đã bị phát giác hành vi gian lận xăng bằng chip điện tử. Doanh nghiệp này đã từng được Trung tâm đo lường Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểm định cột đo nhiên liệu đạt yêu cầu cách đây 1 năm. Thế mới thấy không phải cây xăng nào được kiểm định cũng làm ăn chân chính.

Đường dây nóng của chuyên mục Bảo vệ Người tiêu dùng liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng gian lận tại các cây xăng. Trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang trong giai đoạn đề xuất và nghiên cứu các ý tưởng, giải pháp chống gian lận xăng thì người tiêu dùng chỉ còn cách "tự cứu" lấy mình.

Dưới đây là một số lưu ý khi mua xăng tránh bị "móc túi" người tiêu dùng "mách nước" cho nhau:

Tự đong đo xăng

Nhiều người dùng mỗi lần mua xăng lại đem can ra để đong trước khi đổ vào bình xăng xe máy, phương án này có vẻ bất tiện nhưng có lẽ là cách hiệu quả nhất để mua đúng, đủ xăng với số tiền mình đã bỏ ra.

Dung tích bình xăng của một số loại xe:

Honda Air Blade FI: 4.5lít

Honda LEAD: 6.5lít

Honda Spacy 125: 6.61lít

Honda SCR 110: 6.5lít

Honda SH125i: 7.5lít

Honda Future: 3,7 lít

Honda wave: 3,7 lít

Honda Super Dream 3,7 lít

Yamaha Sirius R: 4,2lít

Yamaha Jupiter Gravita: 4.5lít

Yamaha Nouvo LX: 4,8lít

Yamaha Force: 7.2lít

SYM Symphony: 5.5 lít

Piaggio Vespa LX 125: 8.6lít

Piagio FLY 125: 7,2lít

Piaggio Zip 100: 7,3lít

Nhiều khách hàng khác, căn vào vạch chỉ xăng xe máy để đong. Dựa vào dung tích của bình xăng xe máy, khi bình xăng gần cạn, kim chỉ vạch về mức đỏ, khi mua xăng yêu cầu người bán bơm số lít chẵn với đúng dung tích bình xăng để kiểm tra.

Quan sát gian lận

Cách làm trên có thể phần nào chống gian lận nếu cây xăng gắn chíp điện tử lừa gạt người mua. Ngoài ra, có những kiểu bán gian khá phổ biến mà nhiều người mua xăng đã vạch mặt người bán: bơm nối và hai người cùng thao tác.

Khi khách hàng đông, hoặc khi khách đứng xa cột xăng, người bán để nguyên đồng hồ ở lần bơm trước tiếp tục bán xăng cho khách. Nếu người mua sau không để ý, trả 100.000 đồng tiền xăng nhưng bị bơm nối từ 15.000 đồng mà không biết thì đã mất tiền oan. Ngoài ra, nếu khách hàng có chú ý thì cũng dễ bị sai số khi tính trừ giá tiền giữa các lần bơm. Bởi vậy luôn yêu cầu nhân viên bán xăng chỉnh đồng hồ đo xăng bắt đầu từ số 0 để tránh bị lừa, nhất là với chủ phương tiện ô tô phải đổ xăng với chi phí lớn hơn.

Một chiêu không khó nhận biết, một người bơm xăng, một người bấm nút làm nhẩy chỉ số trên đồng hồ xăng. Bằng cách quan sát này, nhiều NTD đã phát hiện gian lận, vạch mặt những cây xăng gian ngay tại chỗ và yêu cầu người bán bơm đủ xăng. Khi đến mua xăng bắt gặp hiện tượng này, nếu xe chưa hết xăng, tốt nhất hãy bỏ qua và chọn cây xăng khác.

Chọn cây xăng "tử tế"

Bạn đọc của chuyên mục đã mách nước, chỉ cho nhau những cây xăng có biểu hiện gian lận. Nghe theo những kinh nghiệm xương máu từ người quen, những người có kinh nghiệm cũng là một cách để tránh bị "móc túi". Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền tẩy chay những cây xăng có biểu hiện làm ăn gian lận, lừa đảo và cảnh báo những người khác chống lại hành vi lừa đảo này, báo cơ quan công an nếu có bằng chứng cụ thể và rõ ràng.

Khi mua xăng, nên so sánh giữa các lần mua. Con đường bạn đi làm luôn có những cây xăng cố định, bạn có thể kiểm tra bằng cách mua một lượng xăng nhất định rồi kiểm tra vạch chỉ xăng trên xe để so sánh với những lần sau và những cây xăng khác nhau. Dựa vào số lít, số km đi được trong các lần mua để lựa chọn cây xăng cảm thấy tin tưởng nhất.

xang-2.jpg xang-2.jpg
Nên chọn cho mình cây xăng nào thấy yên tâm nhất - Ảnh minh hoạ: B.D
Một lời khuyên của nhiều người đi xe là nên mua xăng ở những cây xăng có nhiều xe tải, xe taxi vào mua. Những lái xe này luôn có nhiều kinh nghiệm trong việc mua xăng, và đây là một cách để bạn tham khảo, bảo vệ ví tiền của mình mỗi lần mua xăng.

Kiểm tra chất lượng xăng

Dầu có giá rẻ hơn xăng nên một số cửa hàng bán xăng đã pha thêm dầu để kiếm lời. Nhiều bạn đọc phản ánh đến VietNamNet việc mua phải xăng pha dầu dẫn đến tình trạng khó nổ, máy kêu to. Phát hiện hành vi gian lận này không dễ, vì để kiểm tra chất lượng xăng phải đưa mẫu xăng vào phòng thí nghiệm khá tốn thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên vẫn có một số cách để người dùng tự kiểm tra chất lượng xăng, từ đó tránh mua xăng tại những cây xăng không đảm bảo, khiến tiền mất tật mang.

Khi mua xăng, khách hàng có thể yêu cầu nhân viên bán xăng nhỏ một vài giọt xăng lên đầu ngón tay. Nếu thấy có hiện tượng nhờn nhờn, bám dính thì xăng có khả năng đã bị pha dầu. Cũng có thể thử xăng bằng cách, nhỏ vài giọt xăng lên một tờ giấy trắng, sau đó để xăng bay hơi, nếu thấy cặn bẩn thì tức là xăng đã bị pha dầu, nếu không có vết bẩn thì bạn có thể yên tâm về chất lượng xăng.

Xăng là một nguyên liệu không thể thiếu để vận hành phương tiện đi làm hàng ngày của bạn. Số tiền người tiêu dùng bị "móc túi" sẽ không thể tính nổi nếu mỗi lần đổ xăng mỗi người bị thiệt chỉ một vài nghìn đến vài chục nghìn đồng. Tốt nhất hãy chọn cho mình những cách hiệu quả nhất để không bị mất tiền oan.

  • Bình Dương

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,