,
221
7322
Kết nối bạn đọc
ketnoi
/blogviet/ketnoi/
1320100
Người thầy không bao giờ đứng trên bục giảng
1
Article
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
,

Người thầy không bao giờ đứng trên bục giảng

Cập nhật lúc 08:58, Thứ Sáu, 19/11/2010 (GMT+7)
,
Blog Việt

Kính yêu tặng bố của con!

20/11/2007

Thế là một mùa đông nữa lại về, một mùa lạnh, một mùa gió,… Trong cái hơi may cuối thu đã thấp thoáng cái lành lạnh đầu đông. 20/11 những chùm nắng muộn mằn còn sót lại trên nền trời ảm đạm. 20/11 trường tổ chức mitting vui quá. 20/11 mùa hiến chương….

Không biết giờ này ở dưới quê bố đang làm gì nhỉ? Chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp Hiến chương các nhà giáo con lại muốn làm một điều gì đó tặng bố. Muốn lắm, nhưng giờ này con mới có thể.

Bố của con không phải là một thầy giáo nhưng con luôn tự hào vì có một ông bố yêu thương và quan tâm mình hết mực.

Ngày còn bé, con đã từng mơ ước sau này sẽ lấy một người chồng như bố. Lớn hơn chút, con lại mong sẽ tìm thấy một người yêu thương con nhiều như bố từng yêu thương con vậy. Chắc khó lắm bố nhỉ?

Vẫn cái ngày ấy, bên chiếc đài nhỏ, bố đã dạy con những bài hát – những bài hát mà bây giờ con không thể nghhe được trên bất cứ chương trình hay chiếc đĩa nhạc nào cả. Con nhún nhảy trên cái trường kỉ nhà mình, líu lo như con chim nhỏ: “ Hôm qua em đi chùa Hương, hoa cỏ còn mờ hơi sương…”.

Con lớn lên bằng những vần thơ bố đọc, những câu thơ về anh chủ nhiệm, về anh Nguyễn Văn Hoà, những câu thơ của Tố Hữu, cả những câu ca dao nữa,… Con yêu văn cũng từ ngày ấy bố à!

Bố là người ủng hộ con nhiều nhất trong nhà, cũng là người mắng con nhiều nhất. Mỗi lần như thế, con lại khóc, khóc nức nở. Và bố vẫn nhìn con đầy nghiêm khắc...

Con nhớ cả những giọt mồ hôi lăn vội trên mặt, trên lưng bố khi đi làm về. Con nhớ cái chống tay ngồi suy nghĩ của bố. Con nhớ cả những lần bố vào bếp nấu ăn cho cả nhà dù sau đó món xào có thể nhừ, món canh có thể nhạt, cơm có thể nát, nhưng trong mắt con bố vẫn là người đàn ông nấu ăn ngon nhất. Con nhớ cả cái dáng bố gầy phải chở con đi học cả chục cây số suốt bao mùa mưa nắng. Con đi học xa nhà ngày đầu tiên bố gọi điện lên hỏi thăm, tuần đầu tiên bố lên trường đón con.

Con tự hào với bạn bè khi mỗi lần được bố hỏi thăm: Con ăn chưa? Ăn có nhiều không? Học có vất không?.... Mỗi lần con về nhà bố đều không quên nhắc nhở: “ Cố gắng lên con…”

Con vui sướng biết bao khi lần vừa rồi đi hiệu sách bố mua cho con quyển “Dám thành công”. Con đọc đi đọc lại quyển sách không biết bao nhiêu lần. Mỗi kì thi con đều mang nó bên mình và tự nhủ: “Dám thành công”. Cuốn sách và bố như một nguồn động lực cho con vững bước trên con đường tiếp theo của cuộc đời mình.

Vâng, bố ơi con sẽ xứng đáng là con gái bé nhỏ của bố. Bố biết không bây giờ con muốn hét to lên con là người hạnh phúc nhất bởi con có Bố – người thầy vĩ đại nhất của con. Người thầy ấy không bao giờ đứng trên bục giảng của bất cứ trường học nào nhưng bục giảng mà bố đã và đang đứng để dạy con chính là cuộc đời với những trang giáo án là trải nghiệm của cả đời bố.
 
Ảnh minh họa

20/11/2010

Bố ơi, đã lùi xa ba năm sau ngày con viết bài văn này – bài văn đã giúp con đạt giải nhì trong một cuộc thi của trường. Nghe bé nhỏ hơn những giải thưởng con đã từng đạt được, nhưng với con đây là bài văn thành công nhất. Bài văn đã lấy được nước mắt của những người từng đọc nó.

Con không viết bài văn này vì giải thưởng hay để mài bút, con muốn viết để hơn một lần con được nói: Con yêu bố biết nhường nào…

Con biết bố sẽ không bao giờ đọc được những dòng này trong blog của con, vì bố chỉ biết sử dụng máy tính trong công việc của bố. Nhưng con hi vọng từ tận sâu trái tim của một người cha, bố sẽ hiểu tình cảm của con.

Con biết bố đang nghĩ gì, nhưng bố lại không hiểu con gái của bố đang nghĩ gì. Bố không thể biết những giọt nước mắt lăn vội trên má con, không thể biết những đêm mưa mất điện con ôm gối ngồi nói chuyện với bóng của mình trên vách, không thể biết con đã dặn mình phải cứng rắn phải nỗ lực như thế nào. Con chưa bao giờ trách bố những điều đó bởi bố là bố. Con chỉ âm thầm làm mọi chuyện để bố có thể hiểu con hơn.

Con thực tế đôi khi bị chúng bạn nói là thực dụng nhưng con vẫn đầy đủ niềm tin của một đứa con. Con vẫn tin vào những điều còn lại cuối cùng nơi bố và nơi con.

Bố thân yêu,

Bố nhớ lá thư con từng gửi cho bố chứ. Con biết rằng đọc nó xong, bố sẽ khóc vì trong suy nghĩ của bố: Con vẫn còn trẻ con lắm. 21 tuổi, bước qua những cơn bão của cuộc đời, bao lần phải khóc và tự vực mình đứng dậy. Con đã qua cái thời bố vẫn chở xe đạp đi chơi, bố vẫn dắt theo những lúc đi kéo vó. Con không tự nhận mình là người trưởng thành nhưng cũng không còn là đứa trẻ của bố 21 năm về trước nữa.

Đôi khi con muốn bố nhìn lại và học thuộc hai từ “giới hạn” bố đã dạy con. Nhưng hơn thế con muốn bố biết con đã học được hai từ “kiên nhẫn”. Nếu không có kiên nhẫn thì giờ này con cũng không biết mình đang ở đâu.

Con vẫn thầm cảm ơn bố vì những sóng gió đã qua. Nó đã dạy con lớn hơn, vững vàng và yêu thương nhiều hơn. Nhưng chẳng ai lại mong sóng gió đến với mình phải không bố?

Có lẽ thời gian và chỉ thời gian thôi mới khiến bố và con có thể cùng nhìn lại và cùng bước tiếp một con đường. Thêm một mùa Hiến chương nữa đi qua. Con thầm mong sức khỏe và yêu thương nơi bố.

Con gái của bố!
Dù bạn đang dùng dịch vụ Blog nào, Blog Việt vẫn là người bạn đồs ng hành cùng cộng đồng Blogger Việt. Hãy chia sẻ những bài viết và đường link blog hay bạn muốn chia sẻ tới chúng tôi như thường lệ bằng cách gửi theo mẫu sau hoặc gửi email về địa chỉ blogviet@vietnamnet.vn đồng gửi blogviet@dalink.vn
 
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Kết nối bạn đọc'

,
,