221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
1238023
Bài 1: Ngược Đầm Và đi tìm nguồn nước gây ô nhiễm
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Hà Nội:
Bài 1: Ngược Đầm Và đi tìm nguồn nước gây ô nhiễm
,

 – Người dân sinh sống bao đời xung quanh khu vực Đầm Và (huyện Mê Linh, Hà Nội) không khỏi bức xúc vì đầm nước ngọt chuyên cung cấp sen bao đời dần dần chết mòn vì ô nhiễm. Nguồn nước bây giờ không còn trong xanh để những người dân đi làm đồng uống trong những lúc nắng nóng nữa!

 

Mọi nguyên nhân, họ, những người nông dân chân chất đều cho rằng do bị nguồn nước thải từ các nhà máy công nghiệp đóng trên địa bàn huyện Mê Linh, nhất là KCN Quang Minh.

 

Từ câu chuyện về “góc đầm chết”…

 

Đầm Và, trước kia thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nay đã thuộc Hà Nội sau khi huyện Mê Linh được nhập vào Thủ đô. Bắt nguồn từ thôn Ấp 1 (xã Tiền Phong), đầm sen này chảy qua các thôn Do Hạ, Do Thượng… rồi đổ ra huyện Đông Anh.

 

Bao đời nay, Đầm Và trở nên gắn bó với người dân xung quanh không chỉ do nó cung cấp sen mà còn là đầm nước trong vắt, trẻ con có thể tắm mát, người nông dân khi làm đồng mệt mỏi thường dùng nón lá múc nước để uống. 

Mô tả ảnh.

Đầm Và ở khu vực thôn Do Hạ. Ông Nguyễn Văn Hồi, người khai thác sen cho biết, trong 2 năm 2008 và 2009, nhà máy mạ kẽm ở xã Tiền Phong đã phải đền cho ông 6 triệu đồng vì xả nước thải độc hại làm sen của ông bị chết. Ảnh: Duy Tuấn

Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, từ khi các nhà máy công nghiệp mọc lên khu vực thượng nguồn và dọc theo Đầm Và, những gì đẹp đẽ mà đầm sen này mang lại cho người dân chỉ còn là trong ký ức. 

Chúng tôi tìm về Đầm Và trong những ngày cuối của nắng mùa hạ. Nơi đến đầu tiên là thôn Do Hạ, xã Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) - nơi có Đầm Và chảy qua.

 

Gạt đi những giọt mồ hôi trên trán, ông Nguyễn Văn Hồi, người chuyên khai thác sen ở đây cho biết: "chỉ cách đây mấy năm thôi, nước đầm còn trong vắt, chúng tôi đi làm đồng còn lấy nước để uống, trẻ con trong làng thường ra tắm mỗi khi mùa hè đến. Còn cây sen thì khỏi phải nói, tốt lắm, cho rất nhiều hoa".  

 

Rồi người hái sen chợt thở dài và nhìn vào “cánh đồng sen” không còn được như trước nữa. Ông Hồi cho hay, mỗi khi trời mưa là nước thải từ nhà máy mạ kẽm đóng trên địa bàn và KCN Quang Minh xả ra lại chảy về làm dòng nước biến thành màu vàng, có cả váng.

 

Khi xuống dầm hái sen, nếu đụng phải nước đầm thì có hiện tượng ngứa ngoài da. Đã nhiều lần sen trong đầm ở đây bị chết, nhà máy mạ kẽm này đã đền bù sen cho ông 2 lần vào đầu năm 2008 và 2009 với tổng số tiền là 6 triệu đồng.  

Mô tả ảnh.

Góc Đầm Và trước nhà máy mạ kẽm mà người dân Tiền Phong thường hay gọi là "góc đầm chết" vì loài cây sống khoẻ như sen cũng không thể sống được vì ô nhiễm. Ảnh: Thu Hương

Ông Hồi nói thêm, nguồn nước chính chảy vào Đầm Và là từ KCN Quang Minh, nơi đó có rất nhiều nhà máy. Và nước thải màu vàng từ trên đó chảy vào đầm trong mấy năm nay là rất lớn.

Thấy chúng tôi tìm hiểu về con đầm, anh Ngô Quang Nam, một người dân ở thôn Do Hạ cũng cho biết thêm về ô nhiễm của nước đối với đồng ruộng. Anh nói rằng bao đời nay, Đầm Và là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp ở đây (xã Tiền Phong có 5 trạm bơm nước từ đầm sen này lên ruộng).

Thế nhưng mấy năm trở lại đây, khi bơm nước từ đầm lên ruộng thì đều có hiện tượng sùi bọt bóng, người dân đi làm đồng phải đi ủng để khỏi bị nước gây ngứa vì đã rất nhiều người bị.

 

Thường thì khi trời mưa thì các nhà máy lợi dụng để xả nước thải. Những lúc đấy do mưa nên sẽ làm loãng nồng độ nước thải của các nhà máy và người dân cũng không bơm lên ruộng những lúc đấy do đã có nước mưa. Muốn nhìn thấy màu nước thực sự thải thì phải đợi lúc mưa to” – anh Nam nói.

 

Ở khu vực này có một góc đầm trước nhà máy mạ kẽm mà người dân thường gọi đó là “góc đầm chết”. Sen cũng không thể sinh sống được ở góc đầm này. Góc đầm này rộng khoảng 300m2, nước một màu nâu đen và không có bất kỳ cây sen nào có thể sống được, cho dù sen là loài sinh sôi rất là khoẻ.

 

Qua câu chuyện với những người dân thôn Do Hạ, chúng tôi được biết rằng nguồn nước chính chảy vào đầm là xuất phát từ KCN Quang Minh. Người dân trên đấy đang phải “kêu trời” vì sống chung với ô nhiễm do nước thải của KCN này thải ra Đầm Và.

 

Nhóm phóng viên bắt đầu ngược Đầm Và đi lên phía đầu nguồn, nơi có KCN Quang Minh với nguồn nước thải trực tiếp thải xuống mương tiêu ở thôn Ấp Tre, rồi vào con đầm này.

 

Mục kích con mương bị… “đầu độc”?

 

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi có mặt tại thôn Ấp Tre (nay đã chia thành tổ dân phố số 9 và số 10, thuộc thị trấn Quang Minh). 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Mương tiêu ở thôn Ấp Tre, thị trấn Quang Minh đã chuyển màu từ mấy năm nay và có rất nhiều váng trên mặt nước. Nguồn nước này chảy thẳng ra Đầm Và ở xã Tiền Phong. Ảnh: Duy Tuấn

Chứng kiến con mương tiêu chảy giữa lòng tổ số 9 và số 10 có màu nước hơi khác lạ, lân la hỏi thì mới biết mương này đang bị “đầu độc” từ nước thải của KCN. 

Ông Lưu Văn Luyện, một người dân sống lâu năm ở đây, hiện là Chi hội phó, Hội Cựu chiến binh tổ dân phố số 10 cho biết: “Hôm nay màu nước nó còn đỡ, thỉnh thoảng nước trong KCN Quang Minh thải ra còn ô nhiễm hơn. Lúc đấy nước mương mang màu vàng, có khi là màu đỏ, đục cả con mương tiêu này”.

 

Ông Luyện còn cho biết, trước đây con mương này chuyên cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng người dân nhưng nay thì ô nhiễm quá nên không dám bơm lên tưới cây nữa. Đầu nguồn của nó là từ cánh đồng rộng nay đã biến thành KCN Quang Minh. Và bây giờ điểm đầu của mương tiêu xuất phát từ KCN này. Nước mương xuất phát từ đó, chảy qua thôn của ông rồi đổ thẳng ra Đầm Và.

 

Thấy chúng tôi chưa tin, ông Luyện đã đưa đến điểm đầu nguồn của mương tiêu. Nước từ KCN, điểm trước nhà máy xử lý nước thải chảy vào mương, băng qua cống của đường tàu cạnh KCN, qua một cái cống nữa rồi nhập với mương nước bên cánh đồng của thôn Ấp Tre, chảy thẳng vào giữa thôn này. 

Mô tả ảnh.
’Nước ’Nước

Nước ở đầm sen cạnh KCN Quang Minh và những hình ảnh về cây sen bị "bức tử". Nước thải chảy qua cống ở đường tàu trong nhiều năm qua cũng đã khiến thành cống chuyển màu. Ảnh: Duy Tuấn

Màu nước từ nơi đầu nguồn này đều có màu vàng nâu, váng rất nhiều. Thành cống đã chuyển thành màu như gỉ sắt, từng lớp từng lớp bám vào. Cây cỏ dọc mương cũng đều bị một lớp màu vàng bám chặt gốc. 

Nằm giữa KCN Quang Minh và đường tàu là một đầm sen khá lớn. Tuy nhiên sen ở đây tán lá rất nhỏ, hầu như chết héo và không thấy bóng dáng một bông hoa nào. Chúng tôi hỏi về đầm sen này thì được biết sen không phát triển được là do nước quá ô nhiễm, nước thải ở KCN cũng chảy vào đầm này.

 

Ông Ngô Văn Minh, Tổ trưởng tổ dân phố số 10 cho biết: “Khu vực có đường nước thải khu công nghiệp cứ đến mùa nóng thì nước chuyển thành vàng như gạch cua và trên mặt có rất nhiều váng”.

 

Cùng chung một nỗi bức xúc về con mương bị “đầu độc”, ông Nguyễn Trọng Lợi (Trưởng ban công tác Mặt trận thôn) nói rằng 

’Ông

Ông Nguyễn Trọng Lợi cũng như hàng nghìn người dân ở thôn Ấp Tre đang rất lo lắng về môi trường bị "đầu độc".

"Nhiều khi rác thải được họ chuyển ra bằng ô tô rồi đổ ra cánh đồng khi về đêm nên người dân chúng tôi khó biết được. Mùa khô nước khi đổ ra có màu vàng hồng sẫm, đôi khi như rửa sắt gỉ. Loài cây sống dai như cỏ và bèo tây cũng đều chết.

Có thời điểm nước chảy đến đâu thì cỏ chết đến đấy. Đầm sen giữa mùa đã bị chết và không có hoa, nguồn nước xả thải này chảy từ đường ngầm qua đường tàu rồi ra cánh đồng, nhiều khi hiện tượng dầu chảy ra lảng vảng thành màu trắng bạc rồi bám vào cỏ. Đặc biệt không phải ngày nào họ cũng thải ra mà họ chỉ đổ thải trộm khi về đêm hoặc lợi dụng lúc trời mưa”.

 

Từ năm 2007, cá ở con mương tiêu của làng chết tiệt hẳn. Giờ chỉ còn cá rô phi và ốc bươu vàng là sống được. Lấy nước này mà tưới cây thì chỉ có chết” – ông Luyện, người dân sống cạnh con mương thở dài lo lắng.

 

Không chỉ là những người nông dân chân chất, thấy sao nói vậy mà cả tập thể cán bộ thôn xóm của 2 tổ dân phố số 9 và số 10 đang ngày đêm lo lắng về cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm không khí và nguồn nước. Họ không biết cụ thể là chất gì, chỉ thấy rằng mới xuất hiện mấy năm trở lại đây từ khi KCN Quang Minh đi vào hoạt động.

 

Sự ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng thực sự trực tiếp tới cuộc sống mà cụ thể hơn là sức khoẻ và cây trồng của hàng ngàn người dân.  

  • Duy Tuấn – Thu Hương

(Còn nữa)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,