221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
925214
Vài phong tục quanh lễ hội Đền Hùng
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Vài phong tục quanh lễ hội Đền Hùng
,

Hằng năm, nhằm ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba, nhân dân từ nhiều nơi tới đây để tưởng niệm các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nhưng không phải ai cũng biết rõ những phong tục xung quanh việc thờ cúng các Vua Hùng - những hoạt động văn hóa dân gian mà người xưa đã tạo dựng để minh họa thêm cho tín ngưỡng dân tộc thuộc thời đại các Vua Hùng. Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương sắp tới, theo yêu cần của  bạn đọc, VietNamNet xin giới thiệu một số phong tục xung quanh việc thờ cúng Vua Hùng.

i63_230544.jpg

Đền Hùng ngày hội chính. (Ảnh: ND)

Đền Lạn và cỗ thịt gà

Các Vua Hùng hay đi săn ở vùng chân núi. Sau mỗi lần săn về, Vua Hùng ngồi nghỉ ở đồi Lạn (nay thuộc thôn Thọ Khảo, xã Phù Ninh). Tùy tòng đem chim ra mổ, lấy lòng quấn với củ kiệu rồi nướng cho mọi người ăn, còn chim thì để cả con mang về. Đời sau, dân Thọ Khảo lập đền thờ Vua Hùng trên đồi Lạn, hằng năm tổ chức cúng tế. Lễ vật là gà để cả con (tượng trưng cho chim săn được) và bộ lòng gà quấn củ kiệu nướng chín. Lễ xong, người ta chia đều cho dân đinh.

Phong tục này có thể nhằm nhắc lại chuyện săn bắt của các Vua Hùng, mà cũng có thể là ánh hồi quang của lối săn bắn tập thể thời công xã nguyên thủy, khi đó muông thú săn được đem chia đều cho mọi thành viên của bộ lạc.

Làng Cổ Tích với cỗ xôi nhiều màu 

Hằng năm, đến ngày giỗ Tổ, dân làng Cổ Tích thường đem cúng bánh dày và xôi. Bánh dày liên quan đến câu chuyện về Lang Liêu mà nhiều người đã biết. Còn xôi thì thật là đặc biệt, ngoài xôi trắng ra còn có xôi được nhuộm đỏ và màu tím. Việc nhuộm màu xôi nhằm nhắc lại những giống lúa khác nhau đã được trồng từ thời Hùng Vương. Đó chính là tín ngưỡng hiến tế bằng những sản phẩm lao động, thể hiện sáng tạo của tổ tiên, cũng là tín ngưỡng phồn thực cầu sinh sôi nảy nở, phát triển khôn cùng.

i63_105453.jpg
Lễ Rước kiệu. (Ảnh: ND)
Làng Trẹo và tục rước chúa ông, chúa bà

Làng Trẹo (tên chữ là Triệu Phú) có tục rước rất vui, bắt nguồn từ sự tích Tản Viên đón Ngọc Hoa. Số là sau khi thắng Thủy Tinh trong việc dẫn nạp đồ lễ cưới, Sơn Tinh - Tản Viên được đón Mị Nương Ngọc Hoa về núi Tản (thời đó, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương). Nhưng vì Ngọc Hoa nhớ cha mẹ nên chỉ mới đi đến làng Trẹo đã không chịu đi nữa, nàng ngồi xuống một phiến đá. Sơn Tinh phải vào làng nhờ dân giúp đỡ. Thế là mọi người kéo ra đón chào Ngọc Hoa. Họ bày các trò vui để Ngọc Hoa nguôi nỗi nhớ nhà. Người thì múa nhảy, người thì hát hò. Cuối cùng, Ngọc Hoa bằng lòng lên kiệu và đám rước lại lên đường. Cho đến năm 1945, đám rước chúa ông, chúa bà diễn ra như sau: đi đầu là những người giơ cao các bó lúa, rồi tới những người cầm cày, bừa, dao, cuốc. Vừa đi, họ vừa lúc lắc nông cụ, vừa nói vui. Cuối đám rước là những người đi săn, đánh cá trên vai lỉnh kỉnh cung tên, lưới, đòng... Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận ra rằng bên cạnh câu chuyện về một đám cưới giữa hai gia đình tù trưởng thuộc hai bộ lạc khác nhau, tục rước này còn có thể là ngày hội “trình nghề” của cư dân nông nghiệp thời cổ sơ vốn chưa có sự tách biệt giữa các nghề trồng trọt, săn bắt, chài lưới.

Tóm lại, điểm qua một số phong tục quanh lễ hội khu vực Đền Hùng, ta thấy khu vực này đúng là dải đất cổ còn bảo lưu nhiều lớp tín ngưỡng nguyên thủy, xứng đáng được coi là cái nôi của toàn dân tộc Việt.

(Theo HNM)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,