221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
810484
Xây dựng và phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Xây dựng và phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới
,

Trong những ngày gần đây, sau khi VietNamNet đăng kiến nghị của KTS Trần Đình Bá về việc xây dựng Đường sắt cao tốc Việt Nam, Bài báo đã được dư luận quan tâm,có nhiều bài viết của các chuyên gia với những quan điểm,tư liệu khác nhau, Vì vậy, nhiều bạn đọc đã viết thư đề nghị Tòa soạn cung cấp tư liệu làm rõ tình hình đường sắt cao tốc hiện nay trên thế giới để có cơ sở phát biểu quan điểm của mình. Đáp ứng yêu cầu của quý vị, chúng tôi xin giới thiệu những tư liệu chính thức do  TS. Nguyễn Hữu Bằng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt VN cung cấp:

Phần 2

 

Nhật Bản, đất nước đầu tiên đưa ra mô hình đường sắt cao tốc (ĐSCT) chắc đã mất nhiều thời gian, công sức khi đưa ra và quyết định phương án. Nhưng ngay với cả các nước đi sau cũng gặp nhiều phức tạp khi quyết định mô hình phát triển ĐSCT. Xây dựng tuyến ĐSCT mới hay tận dụng, cải tạo nâng cấp tuyến đường đang có? Tuyến mới là tuyến riêng cho đoàn tàu khách hay tuyến chạy cả tàu khách và tàu hàng? Các nước đã căn cứ vào tình hình cụ thể để đưa ra sự lựa chọn khác nhau, thích hợp nhất, thậm chí cả phối hợp một cách hợp lý nhiều phương thức.

 

Xây dựng mới tuyến cao tốc riêng chở khách

 

Nhật Bản là đại diện điển hình của việc xây dựng mới tuyến cao tốc riêng chở khách. Từ năm 1964 đến 1990, Nhật Bản đã xây dựng được 4 tuyến mới với chiều dài là 1831,5 km. Hiện nay, Nhật Bản đang xây dựng 5 tuyến mới với chiều dài là 1440 km. Các tuyến cao tốc riêng chở khách thường xây dựng trên trục có kinh tế phát triển, dân số dày đặc, luồng khách tăng trưởng ổn định. Đặc điểm các tuyến cao tốc mới của Nhật là: chuyên phục vụ chở khách, tuyến cao tốc độc lập với các tuyến đã có trước (không nối ray với nhau), khổ đường không giống nhau (tuyến mới là 1435 mm, tuyến cũ là 1067 mm), ban ngày khai thác, ban đêm duy tu sửa chữa, do đó mật độ chạy tàu khá lớn.

 

Xây dựng mới tuyến cao tốc hỗn hợp chuyên chở cả khách và hàng

 

Ý là đại diện của việc xây dựng mới các tuyến cao tốc hỗn hợp chở khách và hàng. Ý đã lấy tuyến cao tốc xây dựng mới làm một phần của một thể nguyên vẹn trong đó có mạng đường trước đây. Tuyến Rôm - Phlôrenxi là tuyến mới cao tốc chở cả khách và hàng đầu tiên trên thế giới, chiều dài tuyến 260 km, trong đó phần xây dựng mới là 231 km. Để tăng năng lực thông qua và điều tiết vận tải, giữa tuyến mới và cũ có đặt 5 điểm ghép ray. Tốc độ tàu khách trên tuyến đường 250 km/h, tốc độ tàu hàng 120 km/h.

 

Cải tạo tuyến đã có, hoạch định ra tuyến cao tốc riêng chở khách

 

Phương án này chỉ phù hợp với những nước có địa hình không phức tạp, mặt cắt nằm ngang và thẳng đứng tương đối tốt. Nội dung là nắn thẳng tuyến có trước, dùng các kiến trúc tầng trên kiểu mới và đường ray không mối nối, tăng lớn bán kính đường cong... Đại diện cho phương thức này là Liên Xô cũ.

 

Xây dựng mới tuyến cao tốc riêng chở khách đồng thời xem xét việc nối ray với tuyến cũ

 

Soạn: AM 813587 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tàu TGV c

Tuyến ĐSCT mới Pari - Lyông chiều dài 426,36km của Pháp là đại diện cho phương thức này. Trong đó làm mới 389 km, cải tạo đường có trước ở ngoại ô Pari là 29,31 km, cải tạo đường đã có ở gần Lyông là 8,13 km. Việc tận dụng hai đoạn có trước này là do kiến trúc của thành phố và ngoại ô ở các khu vực này tạo thành một quần thể, không thể phá đi xây dựng đường mới được.

 

Dựa vào cải tiến đầu máy toa xe

 

Phương thức này dựa vào việc cải tiến đầu máy toa xe mà không xây dựng tuyến mới, cũng không cải tạo lớn tuyến. Nước Anh là đại diện cho trường phái này đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế và chế tạo cụm toa chạy bằng động cơ điện, khống chế được độ nghiêng lệch thùng xe để chạy với tốc độ cao, ổn định, an toàn trên các đường cong, giải quyết được vấn đề nâng cao tốc độ tàu khách trên tuyến đường sắt chạy chung tàu khách và tàu hàng. Tuy nhiên tốc độ cao chỉ đến một mức độ nhất định.

 

Việc tìm hiểu cặn kẽ các yêu cầu đặt ra đối với mô hình và lựa chọn mô hình ĐSCT sẽ giúp cho việc nghiên cứu, chuẩn bị xây dựng và khai thác được rút ngắn, tiết kiệm tài nguyên, tiền của và nhân lực của đất nước. Hàn Quốc, Trung Quốc - đất nước gần chúng ta về mọi mặt, vừa khánh thành và đưa vào khai thác ĐSCT đã thừa hưởng kinh nghiệm các nước đi trước.

 

Năm 1990, Hàn Quốc cho khởi công xây dựng tuyến ĐSCT đầu tiên từ Xơun tới thành phố cảng Pusan, chiều dài là 412 km với 7 nhà ga trên toàn tuyến. Tuyến dùng chạy tàu khách cao tốc; thời gian chạy tàu mỗi ngày khoảng 16 tiếng, ban đêm ngừng chạy tàu để bảo dưỡng sửa chữa cơ sở hạ tầng... Đây là hành lang phát triển nhất về kinh tế và là nơi đông dân nhất của Hàn Quốc. Ven tuyến ĐSCT này đi qua có tới 71% nhân khẩu của cả nước và làm ra 75% tổng sản phẩm của nền kinh tế quốc dân, lưu lượng hành khách chiếm tới 86% tổng lưu lượng khách của cả nước và 70% lưu lượng hàng hóa toàn quốc. Cho tới năm 1989, khả năng vận tải của toàn bộ hành lang này đã bão hòa với 200.000 lượt khách/ngày và khối lượng vận tải hàng hóa đạt mức 350.000 container/năm. Do khả năng vận tải bị hạn chế nên dẫn đến sự hỗn loạn trật tự về vận tải, chi phí về vận tải tăng vọt lên 1,5 lần so với các nước phát triển.

 

Để nâng cao năng lực chuyên chở của hành lang này, người ta đưa ra 3 phương án:

 

1. Xây dựng thêm một tuyến đường ô tô cao tốc mới.

2. Xây dựng thêm một tuyến đường sắt đôi với vận tốc lớn nhất 150 km/h.

3. Xây dựng ĐSCT.

 

Phân tích số liệu cho thấy, đầu tư xây dựng mới tuyến ĐSCT phải chi phí nhiều hơn khoảng 2 lần so với phương án xây dựng đường ô tô cao tốc và xây dựng đường sắt chạy với tốc độ 150 km/h, nhưng hiệu quả của tuyến ĐSCT sau khi được xây dựng lên sẽ ưu việt hơn 2 phương án kia một cách rõ rệt:  

TT

Nội dung so sánh

Lượng VT khách hàng

ngày/lượt người 

Thời gian chạy

toàn tuyến

1

Đường ô tô cao tốc

xây dựng mới

250.000  

5 giờ 20 phút

2

Đường sắt đôi xây dựng mới có V= 150km/h

275.000   

3 giờ 50 phút

3

Đường sắt cao tốc

520.000

1 giờ 56 phút

Thông qua phân tích đó, năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định lựa chọn phương án xây dựng ĐSCT trên hành lang Xơun – Pusan với nội dung: đầu máy toa xe nhập toàn bộ từ nước ngoài, cơ sở hạ tầng nhập công nghệ và Hàn Quốc tự thiết kế, xây dựng, lắp đặt.

 

Trung Quốc có một cách thức tiến hành khác.

 

Từ năm 1991, kỹ thuật ĐSCT chính thức được ghi vào nội dung trọng điểm nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc “Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 8" của Trung Quốc.

 

Tháng 4-1993, ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, ủy ban kế hoạch nhà nước, ủy ban Kinh tế đối ngoại Quốc gia, uỷ ban Cải cách thể chế nhà nước và Bộ Đường sắt Trung Quốc đã phối hợp thành lập ban chuyên đề "Nghiên cứu trước vấn đề kinh tế kỹ thuật về đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải" và các đơn vị để nghiên cứu giải quyết các vấn đề: phương án công trình xây dựng, phương án huy động vốn, cơ chế kinh doanh vận tải, hợp tác quốc tế, đánh giá hiệu quả kinh tế...

 

Trong thời gian gần 10 năm, Bộ Đường sắt Trung Quốc với sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các Bộ liên quan triển khai có hệ thống việc nghiên cứu tiền khả thi về vấn đề kinh tế kỹ thuật của ĐSCT với hơn 300 hạng mục công trình.

 

Tới năm 1997, Bộ Đường sắt Trung Quốc mới quyết định trình nội dung kỹ thuật “ĐSCT xây dựng mới Bắc Kinh – Thượng Hải": công trình thiết kế theo vận tốc 350 km/h, vận tốc kinh doanh vận tải thời kỳ đầu là 300 km/h. Trước khi xây dựng ĐSCT, năng lực thông qua của tuyến này đã ở vào tình trạng bão hòa, mặc dù đã được áp dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại như: điện khí hóa sức kéo để có thể kéo các đoàn tàu khách dài 18 toa với 1200 khách với vận tốc 140 - 160 km/h; sử dụng hệ thống thiết bị tín hiệu đóng đường tự động để tăng mật độ chạy tàu kế tiếp cùng chiều với giãn cách 3 phút 1 đoàn tàu...

 

Việc lựa chọn mô hình, cách thức tiến hành xây dựng ĐSCT phụ thuộc vào tình hình, đặc điểm cụ thể của mỗi nước, nhưng nhìn vào thành quả, các nước đang chuẩn bị cho việc xây dựng có thể chia sẻ những thành công và khó khăn các nước đi trước đã phải giải quyết.  

 

ĐSCT Xơun - Pusan phải nhiều lần sửa đổi thiết kế, điều chỉnh giá thành và tiến độ thi công. Tháng 6/1990, Chính phủ Hàn Quốc đã phê duyệt mức đầu tư cho công trình toàn tuyến là 5.800 tỷ Uôn, thời gian xây dựng khoảng 7 năm (từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1998). Tháng 6/1993, điều chỉnh lần thứ nhất, mức đầu tư tăng lên đến 10.740 tỷ Uôn, thời gian thi công gần 11 năm (từ tháng 6 năm 1992 đến cuối năm 2002). Tháng 9-1997, điều chỉnh lần thứ 2, mức đầu tư tăng lên đến 17.502,8 tỷ Uôn, thời gian hoàn thành lùi lại đến năm 2005.

 

Một trong các nguyên nhân chính là do bị nhiều sức ép nên công trình đã triển khai thi công khi mới hoàn thành thiết kế giai đoạn 1. Trong quá trình thẩm định thiết kế đã phát hiện khá nhiều vấn đề, Hàn Quốc phải thuê Pháp tiến hành thẩm định đánh giá lại toàn bộ hồ sơ thiết kế. Kết quả thẩm định cho thấy, thiết kế do phía Hàn Quốc đưa ra chỉ đạt được tốc độ từ 160- 200 km/h, đặc biệt là thiết kế về kết cấu đã phải sửa đổi lớn. Do vậy, đã phải đình chỉ thi công một số công trình, làm cho tiến độ công trình toàn tuyến kéo dài, tăng thêm kinh phí đầu tư.

 

Với Trung Quốc, từ 1991, kỹ thuật ĐSCT đã chính thức được ghi vào nội dung trọng điểm nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc “Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 8". Với sự tập trung của nhiều ủy ban, Bộ của Nhà nước, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lâu dài, ĐSCT Tần Hoàng Đảo - Thẩm Dương (công trình tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thi công) được xem là mốc lịch sử của đường sắt Trung Quốc, tạo tiền đề cho các ĐSCT khác.

 

Một điều cần nhấn mạnh và đáng quan tâm là mặc dù mức GDP/đầu người chỉ đạt trên 800 USD/người/năm (khi bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thượng Hải) so với mức GDP/đầu người đạt 10.000 USD/năm trở lên của các nước có ĐSCT, Trung Quốc đã tập trung tiềm lực kinh tế, kỹ thuật, con người của Nhà nước cho tự xây dựng và xây dựng thành công ĐSCT.

 

Người ta thường nhắc tới tuyến ĐSCT Địa Trung Hải của Pháp tốn rất ít tiền, mỗi km chỉ tốn hết 100 triệu phrăng, nhưng chi phí này không bao gồm chi phí mua sắm đoàn tàu. Giá thành xây dựng công trình rẻ, một phần vì địa hình khu vực này đặc biệt bằng phẳng và một phần vì có khả năng người ta đã coi nhẹ một số mặt chất lượng. Hiện nay tuyến đường này hiện đã xuất hiện nhiều vấn đề như tạp âm, phòng lũ thoát lũ, cứu hỏa phòng hỏa, trở ngại chậm giờ…

 

  • TS. Nguyễn Hữu Bằng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt VN

 

 

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,