221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1147230
Người dân hoan nghênh Đảng "nhìn thẳng vào sự thật..."
1
Article
null
Người dân hoan nghênh Đảng 'nhìn thẳng vào sự thật...'
,

 - Nhất trí với tư tưởng của TBT Nông Đức Mạnh là phải nhìn thẳng vào "sự thật" để biết rõ mình "là ai" và đang "ở đâu" trên con đường cải cách kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải mạnh dạn cắt bỏ "ung nhọt" để nền kinh tế là một cơ thể "khoẻ mạnh" thực sự.  

 

Đồng tình với quan điểm của Đảng

 

Tôi rất nhất trí với tư tưởng của TBT Nông Đức Mạnh là phải nhìn thẳng vào "sự thật" để biết rõ mình "là ai" và đang "ở đâu" trên con đường cải cách kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải mạnh dạn cắt bỏ "ung nhọt" để nền kinh tế là một cơ thể "khoẻ mạnh" thực sự. Cần khẳng định rằng, đó là các yếu tố tiên quyết để quyết định sự thành công hay thất bại của chúng ta trên con đường xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoàng Tiết Kiệm, Trần Hưng Đạo, E-mail: hoangtietkiem@...

Bác Hồ nói: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Câu nói này đúc rút nhiều vấn đề, cả thực tế và kinh nghiệm. Những vấn đề trọng đại của nước ta mà gặp khó khăn được Đảng và Chính phủ trưng cầu ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cuối cùng đều có những quyết sách đúng và chúng ta đã thành công. Điều này thật phù hợp với ý Đảng, lòng dân và phát huy được sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại qua bao "đợt" phân tích và hiến kế. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong mọi vấn đề nóng bỏng của đất nước. E-mail: tamvuvan@...

Tổng Bí thư: Đây là lúc cần đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị. Ảnh: TTXVN

Nhận định của Đảng tôi rất đồng tình, tâm đắc. Để nâng cao sức chiến đấu, uy tín của Đảng, cần làm trong sạch đội ngũ của mình. Tuyệt đại bộ phận cán bộ Đảng viên đều tốt, nhưng những con sâu mọt lại nằm trong một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo các cấp. Tôi đề nghị cần được tự phê bình, phê bình; kiểm tra, thanh tra; khen thưởng, kỷ luật thật nghiêm. Cần dựa vào dân, phải tin nhân dân  Pham Duc Toan, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên, E-mail: phamtoan_h@...
 

Nếu mỗi dân tộc và mỗi quốc gia trên thế giới nghiên cứu, tham khảo về những ý tưởng mới của chủ nghĩa phát triển dân tộc, trong đó có sự phát triển về mặt công bằng xã hội, phát triển và gìn giữ cho môi trường sống thiên nhiên... thế giới sẽ có hòa bình thật sự.

 

Nếu như mỗi quốc gia, mỗi dân tộc họ tìm đến với nhau qua những giải pháp tranh luận, ngoại giao bằng ngôn ngữ, thiết nghĩ, loài người sẽ xích lại gần nhau để giải quyết những xung đột và tìm kiếm sự hòa bình để phát triển kinh tế… Nâng cao nền dân trí, khoa học, đời sống sức khoẻ của con người trong xã hội là điều cần thiết để phát triển xã hội .Dĩ nhiên, chủ nghĩa tư bản sáng tạo nằm trong chủ nghĩa phát triển dân tộc.

 

Chủ nghĩa tư bản sáng tạo theo ý tưởng của Bill Gates cũng nằm trong quỹ đạo đó. Riêng Việt Nam sẽ ra sao trong thế kỷ 21 này? Đất nước, con người và những thế hệ trẻ sáng tạo sẽ quyết định sự cho sự thăng tiến hay lùi lại của một dân tộc…Mong những nhà hoach định chiến lược hãy nhìn vào thế hệ trẻ. Trần Nguyễn Thiên Hiền, Đà Lạt, E-mail: louielamson2000@...
 

Tiêu diệt tham nhũng, nâng cao pháp quyền

 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã phát triển không ngừng, đó là điều đáng mừng cho đất nước và cũng là điều đáng vui với tinh thần cởi mở và lắng nghe tiếng nói người dân của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà Đảng và Nhà nước cần quan tâm và thực hiện mạnh dạn hơn, đó là việc chống tham nhũng và quyền tư pháp chưa được làm tốt trong những năm vừa qua.

 

Tuy có cố gắng nhưng vì quá giới hạn về quyền tư pháp cho nên việc chống tham nhũng bị giới hạn. Nếu như Đảng và Nhà nước xem chuyện tham nhũng là một vấn nạn xã hội và là những "con sâu làm rầu nồi canh" thì việc ban hành thêm quyền tư pháp sẽ sớm triệt để tiêu diệt tham nhũng trong các ban ngành và trong bộ máy nhà nước.

 

Tham nhũng sẽ bị tiêu diệt khi đất nước coi trọng quyền tư pháp vì khi ngành tư pháp có thực quyền thì mới phát huy được tính nhân quyền và tính pháp luật cao. Khi nhân quyền và pháp luật mạnh thì tự dưng ngành tư pháp sẽ phát huy hết khả ngăn ngăn chặn tham nhũng trong bộ máy hành chính cũng như trong bộ máy chính quyền.

 

Khi ngành tư pháp có được đủ quyền thì người dân mới có đủ luật sư bảo vệ họ theo pháp luật. Người dân không còn phải sợ hãi những cán bộ, người có chức có quyền   trả thù cá nhân khi tố giác. Khi pháp luật công khai mà cán bộ làm sai, quấy nhiễu sẽ bị người dân khởi kiện đòi bồi thường thì tự dưng không dám quấy nhiễu hay có hành vi hành dân.

 

Khi tư pháp có quyền thì đồng thời sẽ có tiền và họ sẽ khởi tố vì uy tín và pháp luật mà không cần nhận hối lộ làm gì nữa. Lúc bấy giờ, những tham quan sẽ bị khởi tố tới nơi tới chốn và những cán bộ trong tương lai sẽ không còn mầm mống toan tính chuyện tham nhũng nữa.

 

Không đem công lao để san bằng tham nhũng vì qua mấy mươi năm, những cán bộ có công họ đã được quá nhiều ưu đãi rồi và giờ đây là phải công bằng xã hội. Không thể nói là cán bộ A có công lao với đất nước, có con hy sinh, có chồng cha hy sinh... Họ đã hưởng phúc lợi từ quỹ gia đình thương binh liệt sĩ rồi. Giờ họ tham nhũng hay vi phạm pháp luật thì phải trừng trị thỏa đáng và không thể xử theo kiểu con làm cha chịu hay cha có công, con được hưởng mà là ai làm nấy chịu theo đúng tinh thần cách mạng, nhân quyền và pháp luật nhà nước.

 

Việt Nam muốn phát triển thì phải toàn lực tiêu diệt tham nhũng và nâng cao pháp quyền và quyền tư pháp. Có như vậy Việt Nam chúng ta mới mau chóng thoát ra khỏi nghèo đói và phát triển kịp theo tiến độ phát triển của thế giới. Phạm Chí Quyết, USA, E-mail: richyfam@...
 

Đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị phải song hành


Hội nghị TƯ lần này rất quan trọng, vì Hội nghị  bàn tới những vấn đề nóng bỏng nhất, sâu sắc nhất xưa nay đang trì trệ, cản bước tiến tới. Chất lượng tăng trưởng là phát triển theo chiều sâu, là tăng trưởng thực chất chứ không phải là số ảo. Đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị phải song hành .

 

Phòng chống tham nhũng bế tắc vì những khuyết tật của hệ thống. Cơ chế bổ nhiệm, cơ chế trách nhiệm của công tác cán bộ rất yếu kém nên cán bộ không đủ năng lực, cơ hội chui sâu, leo cao ở mọi cấp từ  địa phương đến bộ ngành... Công tác cán bộ phải theo chế độ thi tuyển, bổ nhiệm theo trách nhiệm cá nhân công khai minh bạch, bình đẳng trước pháp luật. Không có trách nhiệm pháp luật không được phép "làm thay"...! C.V.L, Nghệ An, E-mail: vanluongvhm@gmail.com

Cần biết tận dụng những lợi thế


Khủng hoảng kinh tế thế giới khó khăn thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn để chúng ta thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Những tháng đầu năm 2008, thế giới phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát chi phí trên phạm vi toàn thế giới.

 

Từ tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế thực. Từ tình trạng cũng lạm phát cao, thế giới phải đối đầu với nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu đi cùng với tình trạng giảm mạnh giá dầu, giá lương thực và các loại nguyên liệu thô khác.

 

Ở trong nước, vào cuối năm 2007, những thành tựu đạt được sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là hai năm 2006, 2007 và cơ hội mới mở ra khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đã tạo nên không khí phấn khởi, tin tưởng vào tiềm năng, triển vọng phát triển nhanh của đất nước: năm 2006 tăng trưởng kinh tế đạt 8,2%, năm 2007 đạt 8,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp phép trong năm 2007 đạt hơn 21 tỷ USD.

 

Trong bối cảnh, những yếu kém trong cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư tích tụ từ nhiều năm chậm được khắc phục, những tồn tại trong chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô cùng với những tác động rất mạnh của những yếu tố tiêu cực bên ngoài đến nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta làm cho lạm phát ở trong nước vốn tiềm ẩn từ những năm trước đã bộc lộ và tăng cao vào quý I năm 2008, kinh tế vĩ mô bị đe dọa nghiêm trọng.

 

Trước tình hình đó, chúng ta đã điều chỉnh mục tiêu kinh tế xã hội, chuyển nhiệm vụ trọng tâm vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng hợp lý; trong đó, kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

 

Với 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, đến cuối quý III, lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2008 được duy trì ở mức 6,23%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp phép trong năm 2008 cao kỷ lục với 54 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay.

 

Nhưng sự tiếp biến có tính quy luật của lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh đến kinh tế nước ta. Hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ đều bị giảm sút, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Đất nước đã chuyển từ ưu tiên đối phó với lạm phát cao sang đương đầu với suy giảm tăng trưởng kinh tế mà hậu quả và việc xử lý nó cũng không kém phần phức tạp so với lạm phát, thậm chí còn khó khăn hơn do nguồn lực của ta còn rất hạn chế trong khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn chưa rõ điểm dừng.

 

Nhìn chung, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đã gây nhiều khó khăn thách thức cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, xét về mặt chủ quan, nếu chúng ta biết tận dụng những lợi thế, hạn chế những khó khăn rủi ro, biết phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân thì đây cũng là cơ hội lớn để chúng ta thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, điều mà trước đây với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chúng ta cũng không thể làm được. Lê Hoàng Hoán, Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội, E-mail: hoandatviet@...

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
;