221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
987176
Cải cách hành chính: Không thể trả lời dân "bận họp"
1
Article
null
Cải cách hành chính: Không thể trả lời dân 'bận họp'
,

Khá lâu rồi, chúng ta đã quen với các báo cáo tổng kết cuối năm, cuối quý dài lê thê, chủ yếu kể lể về thành tích và chỉ lướt qua một cách nhẹ nhàng những thiếu sót, thất bại nhiều khi là cay đắng, gây thiệt hại nghiêm trọng.

 Bài tham gia Diễn đàn " Làm gì để thủ tục hành chính không còn là lực cản?"

Cải cách hành chính là một khâu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ảnh: Website Bộ TNMT
Nhiệm vụ làm kế hoạch không chỉ là nhiệm vụ của Cơ quan Kế hoạch Nhà nước, hay của Phòng kế hoạch trong tổ chức, đơn vị, mà phải nâng lên nhận thức đó là nhiệm vụ của bất kỳ bộ phận nào, bất kỳ cá nhân nào. Nhiều viên chức Nhà nước hiện nay chỉ quen xử lý sự vụ - xảy ra việc gì, giải quyết việc đó, chứ không hề biết là tuần này, tháng này, năm này mình sẽ làm những việc gì, thứ tự ưu tiên ra sao, thời hạn cuối (deadline) là lúc nào, các nguồn lực cần thiết là gì, và ai, bộ phận nào sẽ phải cùng phối hợp…

Một bản kế hoạch thường phải trả lời được ít nhất những câu hỏi sau: - Việc gì phải làm? - Thời hạn hoàn thành, thứ tự ưu tiên? - Ai làm, làm cùng với ai? - Ai chịu trách nhiệm chính? - Ai hỗ trợ? - Các nguồn lực cần thiết phải huy động (nhân, tài, vật lực).

Tất cả những câu hỏi này phải được trả lời bằng một bảng kế hoạch chi tiết cho từng tuần, từng tháng, từng quý… Thậm chí một bảng kế hoạch làm việc ngày (to-do list) cũng là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian, chi phí cho đơn vị.

Chừng nào, trên bàn làm việc (và cả ở nhà) của mỗi viên chức Nhà nước đều có một bảng kế hoạch làm việc như thế này, tôi tin rằng bộ máy sẽ chạy hết công suất và không bị rối rắm với công tác sự vụ.

Kế hoạch làm việc của từng người không chỉ để dành riêng cho người đó mà phải được chia xẻ với những người liên quan khác để biết và phối hợp. Ví dụ đơn giản là kế hoạch làm đường, nâng cấp vỉa hè của bộ phận giao thông công chính phải chia xẻ với kế hoạch đào đường của bên cấp nước hay bên thi công cáp ngầm điện thoại…

Báo cáo cũng là một công cụ quản lý hữu hiệu. Không chỉ có báo cáo tổng kết của người đứng đầu đơn vị mà là các báo cáo tuần, tháng, quý, năm… của đơn vị, cá nhân cấp dưới nộp cho cấp trên dựa vào kết quả thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để quy định mức độ chi tiết và định kỳ nộp các báo cáo này. Có làm báo cáo (nhiều khi là cho chính mình), người thực hiện kế hoạch mới hình dung một cách đầy đủ những việc mình chưa làm được so với kế hoạch, nguyên nhân vì sao, và cách xử lý như thế nào.

Tất nhiên, không nên lạm dụng để mất quá nhiều thời gian vào những bảng báo cáo dài dằng dặc, thừa chữ nghĩa, nhưng lại thiếu thông tin.

Cần thực hiện cơ chế phân quyền, uỷ thác trong quản lý nhà nước.

Tất nhiên, khi phân quyền phải cân nhắc các yếu tố: - Tầm quan trọng của công việc - Mức độ khẩn cấp của công việc - Năng lực của người được phân quyền - Sở thích của người phân quyền - Định hướng đào tạo, quy hoạch cán bộ cho người được phân quyền - Giới hạn phân quyền - Rủi ro có thể có do sai sót của người được phân quyền - Cơ chế kiểm soát người được phân quyền…

Nhiều cấp quản lý hiện nay ôm đồm quá nhiều việc, không thể xử lý hết. Cần phải mạnh dạn phân quyền cho cấp dưới xử lý một số việc.

Không ít lần, tôi có việc đến các Ủy ban Quận, Phường, chỉ nghe được câu trả lời lạnh lùng, khô khốc “đi họp”. Sao không đưa ra một cơ chế phân quyền - phân công người thay thế xử lý công việc, nếu người chịu trách nhiệm chính phải đi họp (hoặc đau ốm, nghỉ phép…). Có rất nhiều việc, có thể phân cấp xử lý để đảm bảo thông suốt, nhưng với thói quen không muốn chia sẻ quyền lực, không muốn giảm uy thế, nhiều cấp quản lý cương quyết giữ khư khư quyền ra quyết định, quyền được duyệt.., kết quả là họ không còn đủ thời gian để suy nghĩ khi quyết và dẫn đến quyết sai.

Theo tôi, cần tạo ra một cơ chế để cấp dưới phải tự mình soạn thảo và đệ trình lên cấp trên một bản dự thảo về vấn đề phân cấp, phân quyền trong việc quản lý bộ phận mình. Cứ như thế, cho đến cấp cao nhất. Nếu cấp quản lý nào không thiết lập được một cơ chế phân cấp, phân quyền quản lý trong đơn vị mình thì tốt hơn hết không để cho người ấy quản lý nữa.

Tăng cường cơ chế trọng dụng người tài

Cần có cơ chế thích hợp để người có tài và có tâm có thể tham gia đóng góp cho đất nước. Với cơ chế hiện nay, người tài ở ngoài bộ máy Nhà nước dù có muốn cũng không thể tham gia giúp gì cho đất nước được. Hầu hết các cơ quan Nhà nước đều tuyển dụng theo tiêu chí “ưu tiên cho con em trong ngành”. Một số ít người có tâm, tự đứng ra ứng cử vào các cơ quan dân cử thì vì không có điều kiện vận động tranh cử (Việt Nam chưa có thói quen này) nên rất dễ bị thất bại.

Cần khuyến khích và tiến tới bắt buộc việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ phải công khai, minh bạch, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước. Có như vậy mới huy động được đầy đủ tài nguyên quốc gia phục vụ cho việc xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

  • Nguyễn Hữu Long, Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP. HCM

    Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,