221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
892722
Công viên không phải là dịch vụ giải trí
1
Article
null
Công viên không phải là dịch vụ giải trí
,

(VietNamNet) Khi các công viên, theo mô hình công viên nước Hồ Tây, đồng loạt đầu tư xây dựng tổ hợp các công trình giải trí nhiều tiền để thu vé cao, một câu hỏi lớn đặt ra là: Người nghèo, trẻ em nghèo sẽ đi đâu, chơi ở đâu? Có lẽ họ sẽ ở nhà, không đi đâu cả, hoặc sẽ đến bên ngoài các “công viên” mới xây, ngắm nhìn những người giàu có đang chơi trong đó?

>> Xây toà nhà đa năng trong công viên Tuổi trẻ

>> Cải tạo công viên Thống Nhất – long đong mãi chưa xong…

 

Soạn: HA 1020657 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công viên phải là nơi vui chơi của tất cả mọi người. (Ảnh: SGGP)

Công viên là công trình công cộng cơ bản nhất ở mọi thành phố. Giống như đường sá hay quảng trường, công viên về cơ bản là công trình phúc lợi của xã hội, được xây dựng từ tiền thuế và quản lý bởi chính quyền địa phương. Mọi người dân đều có thể dùng các công trình này miễn phí.

Melbourne, Úc, bất cứ một khu ở nào cũng có một công viên nhỏ với các trò chơi cho trẻ em. Xung quanh trung tâm thành phố và dọc các con sông, lạch nước là các công viên lớn hơn, nối với nhau một cách liên hoàn. Không có bất kỳ công viên nào có hàng rào nhưng công viên luôn sạch sẽ vì chính quyền thành phố hết sức coi trọng công viên, coi đó là bộ mặt của xã hội. Công viên luôn có người thường xuyên đi dọn rác, cắt cỏ, chăm sóc cây, hoa. Ngoài ra, công viên nào cũng có bố trí nhiều thùng rác, công viên lớn còn có nhà vệ sinh công cộng, sân chơi tennis, sân chơi golf hoàn toàn miễn phí.

Melbourne cũng có vô số các sân chơi thể thao, sân vận động hay các khu nghỉ ngơi giải trí, nhưng những công trình này không được gọi là công viên vì phải trả phí vào cửa. Công viên dù có thể có nhiều loại hình nghỉ ngơi giải trí nhưng không phải là công trình dịch vụ thể thao, giải trí. Các loại công trình dịch vụ thể thao giải trí có thể phát triển song song với công viên nhưng nó không thay thế công viên.

Công viên chỉ khác các công trình trên ở một điểm duy nhất, đó là mọi người đều có thể vào hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh thiên nhiên miễn phí. Ý nghĩa cơ bản của công viên chính là sự bình đẳng và công bằng xã hội. Mọi người bất kể giàu nghèo, lớn, bé, đều được hưởng một cách bình đẳng và công bằng nhất những lợi ích vật chất, tinh thần mà các không gian xanh và tiện nghi của công viên có thể mang lại. Công viên là môi trường có thể làm dịu đi mọi căng thẳng trong xã hội, là nơi người giàu có thể cùng chơi với người nghèo, là nơi người nghèo có thể cảm thấy mình bớt nghèo đi. Muốn như vậy, công viên phải như đường phố, quảng trường, phải là nơi mọi người đều có thể vào được một cách tự do.

Thật đáng tiếc, Thủ đô Hà Nội đang có dấu hiệu cho rất nhiều người thấy điều ngược lại. Dù chỉ với một số tiền nhỏ có thể mua được vé vào công viên, nhưng thu tiền như thế, Thủ đô đã ngăn chặn hết những người nghèo. Hơn ai hết, chính những người nghèo đó mới cần sử dụng công viên vì họ không có tiền để sử dụng các dịch vụ khác.

Soạn: HA 1020663 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công viên Du lịch Văn hóa Suối Tiên

Là con người, ai cũng cần có chỗ vui chơi giải trí. Đối với người có tiền, việc vui chơi giải trí thật quá đơn giản. Cho dù Hà Nội có không có một công viên nào đi nữa, thì những gia đình trung lưu cũng đủ sức kiếm các chỗ đi chơi khác ở quanh Hà Nội, hay ở Đồ Sơn, Sầm Sơn. Trong khi đó, những gia đình nghèo chỉ có những lựa chọn rất hạn chế, họ không thể đi quá xa, không thể đến những chỗ đắt tiền. Họ không thể đi chơi ở các shopping đắt tiền, không thể đi ăn ở hiệu, không thể đến các câu lạc bộ, và cũng không thể chơi ở quanh nhà vì không có cả sân chơi lẫn cây xanh.

Khi các công viên, theo mô hình công viên nước Hồ Tây, đồng loạt đầu tư nhiều tiền để thu vé cao, một câu hỏi lớn là: Người nghèo, trẻ em nghèo sẽ đi đâu? Chơi ở đâu? Có lẽ họ sẽ ở nhà, không đi đâu cả, hoặc có lẽ họ sẽ đến bên ngoài các “công viên” mới xây, ngắm nhìn những người giàu có đang chơi trong đó?

Chạy theo lợi nhuận kinh tế, chạy theo nhu cầu vô tận của những người có tiền, bỏ qua phúc lợi công cộng không bao giờ đem đến kết quả tốt đẹp cho xã hội?

Kế hoạch phát triển công viên Thống Nhất và công viên Tuổi Trẻ có hai ảnh hưởng:

Thứ nhất, đó là diện tích thực của công viên đã bị thu hẹp đáng kể. Đối với công viên Tuổi trẻ, theo số liệu của báo chí, sẽ mất đi 20.000m2. Nếu tính giá đất trung bình là 60 triệu đồng/m2 thì miếng đất trên trị giá 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, với quy mô hàng trăm nghìn m2 sàn, không rõ lắm là liệu RAFIN và Hanoitourist có thể bố trí toàn bộ công trình, đường giao thông nội bộ và bãi đỗ xe trên diện tích 20.000m2 lấy từ công viên Tuổi Trẻ hay không? Rất có thể công trình sẽ phải cần nhiều đất hơn thế để xây dựng bãi đỗ xe, nhất là khi nền kinh tế phát triển. Khi đất công viên của Hà Nội vốn đã rất ít ỏi, việc “bán đất” công viên để xây dựng công viên có lẽ không phải là giải pháp hợp lý.

Hơn nữa, công viên mới được xây dựng lại không nhằm vào các mục tiêu xã hội, phục vụ người nghèo, mà chỉ để thoả mãn nhu cầu sử dụng của những người có tiền. Do đó, chính sách “bán đất” này rất cần xem lại.

Trường hợp xây dựng dang dở của công viên Tuổi Trẻ, thực ra chính là hậu quả của việc “bán đất” này: cho đơn vị kinh tế đầu tư xây dựng công viên, họ sử dụng đất công viên khai thác kiếm tiền. Các cơ quan chức năng đang sử dụng chính giải pháp cũ nhưng cho đơn vị kinh tế mới. Lấy gì đảm bảo họ không khai thác công viên Tuổi Trẻ thêm một lần nữa?

Thứ hai, như đã trình bày ở trên, đó là sự xoá sổ có hệ thống các không gian phúc lợi xã hội. Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí thu tiền, nhưng phải có một lượng tối thiểu các không gian công cộng, công viên thực sự, thực sự là vì quyền lợi nghỉ ngơi giải trí của mọi người dân, không phải vì tiền.

Hiện nay, các công viên trong Hà Nội đã thu tiền ở những mức độ nhất định, và như thế đã là quá đủ. Thay vì phá bỏ hàng rào, bãi bỏ tiền vé, Hà Nội đang bước xa hơn một bước:sử dụng các không gian công cộng vào dịch vụ thu tiền. Đây có phải là hướng đi đúng ở một xã hội công bằng, văn minh?

  • Thanh Binh, ĐH Deakin, Úc

Ý kiến của bạn?               

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,