221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
741414
Tại sao Hà Nội còn chần chừ?
1
Article
null
Bỏ quy định cấm đăng ký xe máy:
Tại sao Hà Nội còn chần chừ?
,

Việc Bộ Công an vừa ra quyết định bỏ quy định mỗi người được đăng kí 1 xe máy là thức thời, hợp lòng dân. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền, một xã hội có kỷ cương, hành xử trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Thành phố Hà Nội vẫn duy trì quy định tạm ngừng đăng ký xe máy  có là chủ quan, duy ý chí, đi ngược lại lợi ích của người dân đã được hiến pháp và pháp luật bảo vệ?.

Soạn: AM 643100 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Có quy định ngừng đăng ký xe máy nhưng lượng xe máy tại HN vẫn không giảm.

Trương Quốc Hưng, Hà Nội, hungvido@vnn.vn
Thư gửi các nhà quản lý chính sách
Tôi là một công dân Việt Nam, 27 tuổi, đã tốt nghiệp đại học, có thể là trẻ nhưng tôi cảm thấy cần phải có nghĩa vụ lên tiếng về vấn đề vô cùng bức xúc này. Thưa các ông! Các ông ra một văn bản mà hiện nay nó đã được nói đến như điển hình của một sự vi phạm hiến pháp Việt Nam về quyền sở hữu của con người. Việc này đã được sửa sai bằng một thông tư của Bộ Công an do ông Thứ trưởng Bộ công an đã ký. Tại sao các ông còn chần chừ? Có vấn đề gì ở đây? Hãy công khai cho người dân chúng tôi biết từ ngày có văn bản mỗi người chỉ được đăng ký 01 xe gắn máy, gia đình tôi đã có 05 xe gắn máy( mỗi người tự đứng tên đăng ký xe của mình). Tôi đã tưởng rằng mình sẽ không bao giờ có thể mua xe mới được nữa nhưng khi tôi vô tình vào một hàng bán xe máy thì tôi hiểu rằng tất cả chỉ là hình thức, chỉ làm giàu cho những người làm công tác đăng ký xe.

Xin thưa với các ông! Từ ngày cấm đến nay, tôi đã 02 lần mua xe mới. Đi xe mới, tôi ngẫm rằng nếu luật pháp mà không hợp lòng dân, không hiệu quả thì nó sẽ làm mất lòng tin một cách nghiêm trọng bởi vì giờ đây tôi lại cho rằng có luật chỉ để làm lợi cho những người có liên quan và gây khó khăn cho người dân, đường vẫn tắc, xe vẫn tăng. Lợi bất chính từ đăng ký xe ai sẽ hưởng? Các ông định thống kê lại lượng xe đi thuê đăng ký đang lưu hành tại Hà Nội này ư? Tôi khuyên các ông đừng mất công và đừng làm rối tung lên nữa. Mong các ông hãy lấy tinh thần xây dựng để bỏ ngay cái quy định vô lí ấy đi để khi đi đăng ký xe mỗi người dân chúng tôi khỏi mất 2.500.000 tiền mua suất và lệ phí trà nước. Cảm ơn các ông.

Đoàn Tiểu Long, Tp. HCM, vikarice@hcm.vnn.vn
Nếu khi trước đã không hiệu quả thì nay càng không
Thật lạ lùng là Hà Nội còn dây dưa trong việc huỷ bỏ một quyết định vừa vi Hiến, vừa vô ích. Số xe đăng ký mới giảm 40% không nói lên điều gì vì mục tiêu của chúng ta là giảm số phương tiện lưu thông ngoài đường chứ không phải trên sổ sách. Nếu Công an Hà Nội chứng minh được rằng sau khi có quyết định ngưng đăng ký xe máy tại 7 quận thì số xe máy chạy trên đường thưa thớt hẳn, hoặc chí ít là không tăng so với khi trước thì có thể cho rằng quyết định đó tuy vi Hiến nhưng có hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lượng xe máy chạy trên đường vẫn tăng, theo đúng nhu cầu đi lại của người dân.

Nếu như trước đây trên toàn quốc mỗi người chỉ được phép đăng ký 1 chiếc xe máy, nghĩa là ai bán hay cho suất đó đi thì bản thân sẽ không mua được xe máy nữa, mà người ta vẫn cứ mua - bán suất đăng ký xe máy thì giờ đây, khi mọi tỉnh thành khác người dân đều được quyền mua bao nhiêu xe tuỳ ý, chắc chắn việc cấm đăng ký xe máy ở Hà Nội sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Về nguyên tắc, vì không bị hạn chế nữa nên chỉ cần một người dân tỉnh khác thôi đã đủ cung cấp suất đăng ký xe máy cho toàn bộ dân Hà Nội! Nếu Hà Nội vẫn cố chấp giữ nguyên quyết định đó thì bức tranh giao thông rất dễ đoán: Hà Nội sẽ tràn ngập xe biển số ngoại tỉnh. Có điều tiền mua suất đăng ký xe máy ngoại tỉnh bây giờ sẽ giảm thê thảm, có khi chỉ còn vài chục nghìn một xe! Các đại biểu Hội đồng nhân dân Tp. Hà Nội, các vị còn băn khoăn gì nữa mà không ra nghị quyết huỷ bỏ quyết định vừa vi Hiến, vừa trái lòng dân, vừa vô ích đó?

Phạm Hải Đăng, phdangbkhn71@yahoo.com
Cần bỏ ngay quyết định tạm ngừng đăng ký xe máy
Quyết định tạm ngừng đăng ký xe máy của UBND Tp.Hà Nội là phạm luật và vi phạm quyền sở hữu tài sản, đặc biệt với những người tàn tật. Những người tàn tật cô đơn (chắc chắn là họ không thể thi lấy bằng lái xe, đồng thời không thể tự mình sở hữu 1 chiếc xe), họ nhờ hoặc thuê người khác chở mình (nhưng nếu có ô tô thì họ lại được làm điều này). Các đại biểu HDND (những người đại diện cho nhân dân Thủ đô) sẽ nghĩ gì???

cleargirl.sing@gmail.com
Tôi rất bức xúc về vấn đề đăng kí xe máy
Gia đình tôi tiết kiệm mãi mới mua được một cái xe mới. Tuy nhiên, tôi lại gặp phải rất nhiều trở ngại đối với việc đăng ký xe máy. Vì có hộ khẩu ở quận Đống Đa nên tôi không thể đăng ký xe được. Nếu mua đăng ký thì phải mất từ 4-4,5 triệu (cả đăng ký). So với giá chiếc xe là 14,5 triệu thì số tiền này thật không đáng. Do vậy tôi đã phải gửi giấy tờ xuống Quảng Ninh đăng ký. Song vì không có điều kiện mang xe xuống nên công an ở đó gây nhiều trở ngại. Đến bây giờ, tuy đã mua xe được 1 tháng mà xe tôi vẫn chưa có biển. Tôi không dám đi đâu xa, chỉ dám đi gần nhà, đi gần nhà cũng nơm nớp lo sợ bị công an bắt nhưng không thể không đi nếu có việc gấp. Mang tiếng nhà có xe chẳng nhẽ lại đi xe ôm? Chính vì vậy tôi nghĩ luật cấm Hà Nội đăng ký xe là quá vô lý. Dường như biện pháp này được đưa ra mà không có suy tính kĩ càng gì cả. Quy định này không những không làm giảm số xe máy mà còn tạo điều kiện nảy sinh rất nhiều tiêu cực: tệ nạn mua đăng ký xe máy, lấy cắp biển số... Thiết nghĩ, nếu các quan chức cấp cao đã nhận ra sai lầm khi thi hành biện pháp này thì bây giờ cũng nên sửa chữa một cách triệt để.

Ngoc Huy, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, ngochuy@yahoo.com
Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người dân điều lắc đầu và thốt ra câu "Không hiểu tại sao Hà Nội lại không thực hiện chỉ thị của Thủ tướng?". Vấn đề ở đây là gì? Nếu vẫn cấm đăng ký xe máy thì những ai được hưởng quyền lợi khi mỗi xe máy muốn đăng ký biển Hà Nội thì phải chịu số tiền lên đến 5.000.000 (năm triệu) gần bằng một nửa một chiếc xe? Thủ tướng nên thành lập một ban kiểm tra để kiểm tra lại vấn đề này. Người dân không được đăng ký xe máy nhưng nếu qua "cò" thì có thể đăng ký được ngay chỉ sau 2 tiếng. Khi cấm người dân đăng ký xe máy đã hình thành nhiều đường dây giữa (cò) và cơ quan đăng ký xe máy, đường dây làm bằng lái xe cơ giới...số tiền bỏ ra để được đăng ký và có bằng là rất lớn. Tôi tin rằng nếu không có quyền lợi gì thì tại sao Hà Nội lại chậm thi hành chỉ thị của Thủ tướng?

Tại sao Hà Nội nghĩ cấm đăng ký xe máy là giảm lượng xe máy và tình hình giao thông được cải thiện? Nếu như vậy thì rất cần CẤM nhiều thứ khác ví dụ như: Dân số Hà nội ngày một tăng nhanh chắc lại CẤM làm giấy khai sinh, điện khan hiếm chắc lại CẤM bán các thiết bị điện tử và các thiết bị khác mà phải dùng điện....Thật không thể hiểu nổi!

Nguyen Van Tinh, nguyenvantinh@hotmail.com
Trong khi Đảng và Nhà nước từ nhiều năm qua mở cuộc vận động toàn dân sống và làm việc theo pháp luật thì việc các cơ quan Nhà nước vi phạm pháp luật là điều không thể chấp nhận được. Việc Chính quyền TP. Hà Nội ban hành lệnh tạm dừng đăng ký xe máy ở 7 quận nội thành (tạm dừng nhưng vô thời hạn) thực chất là cấm đã vi phạm Hiến pháp và Luật dân sự. Bộ Công An thấy sai, đã dũng cảm sửa sai, điều này không hạ thấp uy tín của Bộ trong con mắt người dân, mà ngược lại, uy tín được nâng lên, được nhân dân hoan nghênh và ủng hộ.

 

Đúng là Hà Nội có đặc thù, có Pháp lệnh Thủ đô, song Hà Nội vẫn nằm trong nước CHXHCN Việt Nam, có nghĩa là phải tuân thủ các bộ luật cơ bản của Nhà nước. Hãy thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là điều tiết giao thông nội đô (chứ không phải cấm sở hữu xe máy) để tránh ùn tắc. Vấn đề này là rất khó khăn nhưng không phải không có biện pháp giải quyết.

Lê Long, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, kokolees2006@yahoo.com
Việc Hà Nội chưa bãi bỏ ngay quyết định không cho người dân đứng tên sở hữu tài sản của mình là vi phạm pháp luật. Có ý kiến cho rằng Hà Nội có pháp lệnh Thủ đô, được phép có những quy định riêng thì người có ý kiến đó không hề biết rằng Hiến pháp, luật và bộ luật có tính pháp lý cao hơn pháp lệnh. Hơn nữa, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của cả nước thì Hà Nội phải là đơn vị hành chính đầu tiên bãi bỏ quy định đó. Việc Hà Nội chưa bãi bỏ quy định đó, theo luật tố tụng hành chính thì người dân hoàn toàn có quyền khởi kiện HDND và UBND TP Hà Nội ra toà hành chính vì đã có những quy định trái với quy định của Hiến pháp và luật, đó là lý thuyết của nhà nước pháp quyền.

Đào Quang Hân, 21B Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Việc cấm đăng ký xe máy đối với người dân nội thành Hà Nội đã được nhiều phương tiện thông tin bình luận và dư luận quần chúng không đồng tình. Về hiến pháp cũng không đúng, vậy mà Hà Nội cứ họp, cứ bàn trong khi Thủ tướng, Bộ Công an cũng đã có sự nhắc nhở và thay bằng thông tư 17. Chúng tôi thiết nghĩ lãnh đạo thành phố muốn nhân dân tin tưởng, chấp hành mọi quy định của thành phố thì thành phố cũng nên chấp hành ý kiến của Thủ tướng và của Bộ Công an và ý nguyện của toàn thể nhân dân Hà Nội.

Ha Nguyen, Brussels
Cấm, ngừng là hạ sách
Tôi thấy việc Bộ Công an vừa ra quyết định bỏ quy định mỗi người được đăng kí 1 xe máy là việc làm thức thời, hợp lòng dân. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền, một xã hội có kỷ cương, hành xử trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Việc thành phố Hà Nội vẫn duy trì quy định tạm ngừng đăng ký xe máy là coi thường pháp luật, theo quan niệm cổ hủ "phép vua thua lệ làng" là rất khó chấp nhận. Đây là một việc làm duy ý chí, chủ quan, đi ngược lại lợi ích của người dân đã được hiến pháp và pháp luật tôn trọng.

Ờ các nước văn minh, mỗi khi Nhà nước ban hành pháp luật thì bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ bất kể ở vị trí nào. Còn ở Việt Nam, luật dân sự quy định rõ tính pháp lý về việc sở hữu tài sản công dân, song chính quyền địa phương vẫn làm ngơ với những lí do "rất riêng" của họ.

Việc đảm bảo an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trên đường phố là vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải bằng các biện pháp cấm đoán mà phải bằng các biện pháp quản lý kinh tế - xã hội khoa học hơn.

Ta Hong Quan, Cục thuế Hà Tây, Quanlego @yahoo.com
Việc dừng đăng ký xe máy của Hà Nội là sai hoàn toàn, không đúng với Hiến pháp, đạo luật cơ bản. Trong khi đó thực chất xe máy lưu thông không giảm mà vẫn tăng, từ đó, nó đẻ ra nhiều tiêu cực và gây phiền hà cho dân. Tôi đề xuất cho đăng ký tự do đúng luật song có biệt pháp quản lý ích nước lợi nhà hợp ý dân và tạo được nguồn thu cho thành phố. Ví dụ ai có nhu cầu đăng kí từ xe từ chiếc thứ 2 trở lên thì thu phí tham gia giao thông, phí truớc bạ tăng 3 đến 5 lần so với xe đầu tiên....

Quang, 27 Tràng Thi, Hà Nội, quang28@yahoo.com
Theo tôi, chúng ta nên làm như Trung Quốc là tăng giá đăng ký xe máy lên 50% thay vì cấm đăng ký xe máy. Trung Quốc hơn 1 tỷ dân, họ không cấm đăng ký xe máy nhưng người dân chủ yếu đi xe đạp.

Hải Nam
Nếu chỉ nhìn vào số lượng xe đăng ký giảm trên địa bàn Hà Nội thì những nhà lãnh đạo của thành phố này hoàn toàn có lý khi cho rằng lệnh “tạm dừng đăng ký xe máy” là đúng. Tuy nhiên thực tế không phải như thế, trên toàn quốc, lượng xe máy bán ra giảm nhiều so với những năm 2003, 2004 chứ không chỉ riêng tại Hà Nội. Việc đi lại trên đường phố Hà Nội ngày một khó khăn hơn, xe ga - một loại xe đắt tiền thường chỉ chạy trong phố vẫn cứ “thường trú” tại các hộ nội thành… Vậy thì “thành công” đó ở chỗ nào? Ngân sách thành phố thất thu, người dân nội thành phải mua xe máy với giá đắt. Hiện nay khi người dân ở khu vực khác không bị hạn chế số lượng việc sở hữu xe máy, sẽ sinh ra những người bán tên “chuyên nghiệp” và sự bất công bằng xã hội ngày một sâu sắc hơn.

Ý kiến của bạn? 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,