221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
722272
ĐH đẳng cấp quốc tế: nhiều ý kiến tâm huyết!
1
Article
null
ĐH đẳng cấp quốc tế: nhiều ý kiến tâm huyết!
,

Ý tưởng ĐH đẳng cấp quốc tế cùng bản đề cương xây dựng của ngài Thomas Vallely đã nhận được rất nhiều ý kiến tâm huyết với mong muốn giáo dục ĐH Việt Nam sẽ chuyển mình, hòa nhập với nền giáo dục ĐH thế giới.  VietNamNet xin tiếp tục giới thiệu ý kiến của độc giả…

 

 
 
 
 
 
 
Soạn: AM -91825 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bao giờ Việt Nam mới có ĐH đẳng cấp quốc tế như thế này?

Ho ten: Hồ Sỹ Thoảng
Email: hsthoang@hcm.fpt.vn
Tieu de: Rất cần có một trường ĐH như thế

Noi dung: Tôi rất chia sẻ những quan điểm của GS Vallely. Đã đến lúc chúng ta không còn được thảnh thơi mà nói suông về “quốc sách giáo dục” rồi. Thế giới đã cho thấy bằng những con số cụ thể là một nền giáo dục đại học (GDĐH) tốt đóng góp như thế nào cho GDP của đất nước và bên cạnh chúng ta Trung Quốc, Singapore…đã và đang hưởng lợi từ nền GDĐH được đổi mới của họ như thế nào. Và sự đổi mới GDĐH là một quá trình không có điểm dừng; ngay các nước phát triển nhất cũng phải không ngừng đổi mới, những trường hàng đầu thế giới cũng phải tự đổi mới không ngừng. Nước nào dừng lại nước đó sẽ trở nên lạc hậu và người phải trả giá cho sự chậm trễ không ai khác là cả quốc gia đó.

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức rằng đây là một việc làm hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là khó khăn nhất. Bởi vì GDĐH là sự nghiệp của toàn dân, nhưng trực tiếp là của một bộ phận dân cư có tri thức nhất. Đúng như nhận xét của GS Vallely, sự bảo thủ trong tư duy của giới trí thức là cực kỳ mạnh mẽ. Vì vậy, trở ngại đầu tiên trên con đường cải tổ GDĐH chính là ở trong những con người có trách nhiệm trực tiếp với GDĐH. Vì vậy, nếu Nhà nước không có chủ trương rõ ràng và những chính sách thích hợp và mạnh mẽ thì có khi mười - mười lăm năm chưa chắc đã làm được gì, trong khi sự thúc bách của thời gian bây giờ là hết sức quyết liệt.

 

Tôi không muốn nói là chúng ta không đổi mới gì cả để thích nghi với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (xin nhấn mạnh là đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn phát triển xã hội, chứ không phải để theo kịp các nước hay để hội nhập; hai yêu cầu có thể giống nhau về nội dung nhưng khác nhau cơ bản về ý nghĩa của sự đổi mới), nhưng có lẽ ai cũng nhận thấy là quá chậm, thường là đi sau đòi hỏi khách quan hàng chục năm. Chủ trương xã hội hoá giáo dục là một minh chứng khá rõ ràng cho sự chậm trễ (mà nguyên nhân chủ yếu là sự bảo thủ về tư duy), hay chủ trương học theo tín chỉ cũng là một ví dụ cụ thể.

 

Trong bản đề cương của mình, GS Vallely cũng gợi một ý rất lý thú nhưng lại rất quan trọng, thậm chí có ảnh hưởng hết sức lớn, nếu không muốn nói là quyết định, đối với việc hình thành trường đại học chất lượng cao và suy rộng ra là đối với những chủ trương và chính sách cải tổ nói chung. Đó là việc nên cử một người đồng chủ trì không làm việc trực tiếp trong bộ máy quản lý GDĐH hiện nay. Đây là một kinh nghiệm có tính phổ biến trong các hoạt động của xã hội ở bất kỳ lĩnh vực nào. Một vấn đề có tính nguyên lý là một đổi thay nào đó chỉ có thể xảy ra nếu nó đáp ứng lợi ích của người được hưởng lợi từ đổi thay đó. Ở đây, người được hưởng lợi chính là Nhà nước, cả đất nước, cả dân tộc. Cho nên, ý tưởng của GS Vallely là một đề nghị hợp lý, nó đáp ứng thực chất yêu cầu của việc hình thành một trường đại học chất lượng cao. 

 

Ý tưởng về việc thành lập một trường đại học như đề xuất của GS Vallely không phải là một ý tưởng mới xuất hiện lần đầu ở Việt Nam. Nó đã được đề cập đến, thậm chí đã được nhiều ý kiến ủng hộ, từ cách đây hàng chục năm. Tại một trong những phiên họp đầu tiên khi mới được thành lập (1992) của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia để góp ý cho chủ trương hình thành các Đại học quốc gia, đã có nhiều ý kiến tương tự được đề xuất. Vì vậy, chắc chắn đề xuất của GS Vallely sẽ nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà trí thức trong cũng như ngoài ngành GDĐH. Vấn đề là sau khi có chủ trương, kế hoạch và lộ trình phải hết sức quyết liệt và khả thi.

Ho ten: Khuất Việt Hùng
Dia chi: TU Darmstadt
Email: kviethung@yahoo.com
Tieu de: Chúng ta bắt đầu ngay hôm nay!
Noi dung: Tôi bày tỏ sự đồng ý hoàn toàn với ý kiến của nhiều chuyên gia khác về việc nên thành lập một cơ sở đào tạo mới hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế làm tiêu điểm cho sự phát triển giáo dục đại học Việt Nam.

Tôi xin phép được trình bày thêm một vài ý kiến nhằm cụ thể hóa quan điểm trên.

1. Trước mắt chúng ta nên hình thành một cơ sở đào tạo sau đại học với các chương trình sau đại học cùng với các điều kiện đào tạo, thực hành theo các tiêu chuẩn hàng đầu thế giới. Ví dụ: trong cơ sở đào tạo đó chúng ta có một khoa công nghệ với chương trình đào tạo sau đại học của MIT, khoa kinh tế với chương trình đào tạo của Harvard hoặc Oxford, khoa kỹ thuật với chương trình đào tạo của Virginia Politechnic (Hoa Kỳ), Ecole de Politechnique (Paris) hay theo các mô hình của các chương trình đào tạo kỹ sư của Đại học kỹ thuật Đức.

2. Nguồn ngân sách dành cho cơ sở đào tạo sau đại học này một phần lớn là có thể sử dụng nguồn ngân sách đào tạo nước ngoài theo chương trình 322 hiện đang có. Đương nhiên, các khoản đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu cần được chính phủ cung cấp.

3. Vấn đề nhân sự có lẽ không quá khó, việc chọn một người làm hiệu trưởng thì có lẽ nên theo phương án của GS Liễu, tuy nhiên, chúng ta còn một vài người khác có thể đảm đương. Chẳng hạn như giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và nhiều người khác. Đối với việc tuyển chọn giáo viên, chúng ta có thể tuyển trên khắp thế giới. Chẳng hạn nếu ta đề nghị MIT giúp ta mô hình khoa Công nghệ, chúng ta đề nghị MIT tuyển giúp giảng viên cho khoa công nghệ.

4. Vấn đề lương bổng, có lẽ chúng ta nên bắt đầu từ cơ sở này để tạo ra cú hích cho việc thay đổi hệ thống lương bổng cho ngành giáo dục. Chúng ta muốn có đại học quốc tế, chúng ta cần trả lương mức quốc tế. Từ đó, các đại học Việt Nam sẽ phải lưu ý đến lương bổng cho giáo viên của mình nếu họ không muốn mất đi những người giỏi.

5. Câu chuyện tuyển sinh có lẽ không quá khó khăn. Hãy để cho cơ sở này tự tuyển lấy sinh viên của mình, nhà nước chỉ cần đảm bảo một số lượng học bổng nhất định hàng năm cho các ngành đào tạo của cơ sở này. Đối với nghiên cứu sinh, bất kỳ người Việt Nam nào được Hội đồng chuyên ngành của khoa chấp nhận thì chính phủ cấp học bổng cho người đó để họ theo học.

Chung dòng suy nghĩ với nhiều người, tôi tin rằng tương lai của dân tộc Việt Nam phụ thuộc vào nền giáo dục Việt Nam. Nền giáo dục Việt Nam có thể được bắt đầu chấn hưng từ giáo dục đại học. Giáo dục Đại học có thể bắt đầu đổi thay từ trường ĐH quốc tế Việt Nam. Chúng ta hãy bắt đầu ngay từ hôm nay.

 Mời quý vị tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,