221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
711920
Để khoa học công nghệ thực sự đi vào đời sống
1
Article
null
Để khoa học công nghệ thực sự đi vào đời sống
,

Qua nhiều năm quan sát những thành tựu kinh tế của Việt Nam, rõ ràng sự đi lên của nền kinh tế là do quá trình mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chứ bản thân ngành khoa học và kỹ thuật của ta chưa thực sự đóng góp và là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế.

 

Soạn: AM 485479 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp chưa chú trọng nhiều đến lĩnh vực chế biến. Ảnh Hà Yên

Quả thực khoa học công nghệ Việt Nam đã được xem là then chốt để phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta đã đào tạo rất nhiều kỹ sư và cử nhân. Từ khi có chính sách đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước, các nhà khoa học không cần phải đi nước ngoài vẫn có thể trở thành tiến sĩ và thạc sĩ khoa học, học sinh, sinh viên vừa ra trường có thể làm thạc sĩ và tiến sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đã đưa nước trở thành cường quốc trí thức. Tuy nhiên, đối với khoa học và kỹ thuật, chúng ta không thể lấy tiêu chí là có bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư để nói rằng nền khoa học của ta đã phát triển.

 

Qua nhiều năm quan sát những thành tựu kinh tế của Việt Nam, rõ ràng sự đi lên của nền kinh tế là do quá trình mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chứ bản thân ngành khoa học và kỹ thuật của ta chưa thực sự đóng góp và là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế. Hiện nay, ta đang trong giai đoạn tìm hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật của thế giới vào sản xuất.

 

Một thực tế rất buồn là khoa học kỹ thuật của ta còn rất kém, chưa có hướng phát triển đúng, không được đầu tư hợp lý dẫn đến các nhà khoa học chỉ lo kiếm tiền sống hàng ngày, không có lòng say mê thực sự để cống hiến cho khoa học. Và kết cục là ai cũng phải tìm cho mình một việc làm để có thu nhập đủ sống, bất kể là ngành nghề gì, vì vậy chảy máu chất xám là điều đương nhiên. Người nào làm tại các cơ quan nghiên cứu khoa học cũng phải có việc khác làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình  thì khoa học sẽ đi đâu, về đâu?

 

Khoa học kỹ thuật không bám lấy thực tế sản xuất cũng chỉ là khoa học suông mà thôi. Các viện nghiên cứu nếu không có thời gian nghiên cứu các vấn đề thực tế  đăt ra thì trước sau cũng cùn dần kiến thức và không có gì  đóng góp cho xã hội.

 

Theo chúng tôi, Nhà nước có chính sách để cho các cơ quan xí nghiệp sản xuất của nhà nước đến các viện nghiên cứu khoa học đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật cho nhà máy, xí nghiệp mình hoặc bất cứ vấn đề gì thuộc lĩnh vực nghiên cứu của viện đó. Kết quả nghiên cứu và thành quả kinh tế cần phải được tính toán hợp lý cho viện nghiên cứu. Tất nhiên các thành quả này cần phải được đánh giá nghiêm túc của các nhà quản lý thực thụ.

 

Nhà nước nên có một bộ phận tư vấn khoa học nhằm tìm ra các giải pháp kết nối giữa các cơ quan nghiên cứu và các ngành sản xuất kinh tế, vạch ra phương hướng phát triển cụ thể cho các ngành khoa học kể cả những vấn đề rất nhỏ nhưng mấu chốt.

 

Chúng tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể:

 

Tại sao cũng là cái xe đạp mà xe đạp của Nhật, Đức, Pháp, TQ thật, Nga... lại rất tốt, bền, dùng hàng chục năm vẫn tốt, còn của ta thì quá tệ hại chưa dùng đã hỏng, mua về cho các cháu đi học, bọn trẻ cũng không đi, chê chất lượng kém, vài ba ngày lại phải chữa, thay. Tất nhiên bây giờ cũng có xe đạp Việt Nam được ưa chuộng, mẫu mã đẹp, chất lượng tương đối. Nhưng thực chất lại không hoàn toàn là của Việt Nam, nhiều phụ tùng là đồ ngoại. Vậy chỉ riêng xe đạp thôi ta cũng chưa làm nổi, vậy thì  nhiều những thiết bị lớn khác càng khó hơn ? Tất nhiên không phải cái gì chúng ta cũng làm mọi chi tiết từ khâu đầu đến khâu cuối, chúng ta tận dụng cái gì thế giới có nhưng phải làm được ngay nếu cần.... Suy ngẫm kỹ thì quả thực ta phải thay đổi tư duy khoa học ngay.

 

Một ví dụ nữa là ở Việt Nam có rất nhiều trường đại học, cơ quan khoa học nghiên cứu về vấn đề xử lý nước thải, một công nghệ xử lý vi sinh không đơn giản nhưng cũng không phải là khó gì cho lắm, Việt Nam có đội ngũ nghiên cứu, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư đông đảo, vậy mà hầu như các công trình xử lý nước thải Việt Nam ta tự làm đều phải đắp chiếu sau khi thi công. Lý do thì nhiều: nhà sản xuất không có tiền vận hành, nếu vận hành thì tốn kém  do công trình xử lý không tối ưu (tại sao không tối ưu?), tăng giá thành sản phẩm, chất lượng công trình không tốt, chạy một thời gian thì hỏng không thể sửa chữa được, chưa kể tại cơ quan xí nghiệp không có cán bộ chuyên môn về xử lý…

 

Vậy giải quyết tình trạng này như thế nào? Chúng tôi nghĩ, sẽ không có gì khó nếu có đầu tư thời gian, tiền bạc, sự quan tâm, ủng hộ của nhà nước.... Tâm huyết và năng lực của các nhà khoa học Việt Nam không thiếu. Cái thiếu ở đây là thiếu cái nhìn vĩ mô, cái nhìn tầm cỡ, mang tính chiến lược. Nhà nước cần nhanh chóng tìm đường cho khoa học phát triển, "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên", khẩu hiệu này luôn đúng trong mọi thời đại.

 Người tâm huyết với khoa học

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,