,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
710798
Hiến kế "đưa khoa học - công nghệ trở thành động lực"
1
Forum
null
,

Hiến kế 'đưa khoa học - công nghệ trở thành động lực'

Cập nhật lúc 08:07, Chủ Nhật, 25/09/2005 (GMT+7)
,

Đề nghị các đồng chí hiến kế cho, cả việc Thủ tướng phải làm gì để đưa khoa học công nghệ của chúng ta thành động lực, làm gì để gắn nghiên cứu với đào tạo, đào tạo với nghiên cứu, đi đến phục vụ sản xuất, đưa vào cuộc sống? Và cần có quyết định gì, xin các đồng chí góp ý cho!

Soạn: AM 560261 gửi đến 996 để nhận ảnh này

  

Theo thống kê, hiện nay cả nước có hơn 1,8 triệu người có trình độ đại học và cao đẳng, 16 ngìn thạc sĩ, 14 ngìn tiến sĩ, trong đó lực lượng chuyên nghiệp trực tiếp làm công tác nghiên cứu là khoảng 40 ngìn người. Số cán bộ độ tuổi 30 - 40 và độ tuổi 40 - 50 ở các viện, trường đại học đã phát triển nhanh chóng. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho KH&CN ngày một tăng

 

Tuy nhiên, hiện nay KH&CN chưa thật sự trở thành động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất còn lạc hậu, thị trường công nghệ chậm hình thành. Mức đầu tư cho KH&CN tuy đã tăng, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và vẫn dựa chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, chưa huy động được các nguồn đầu tư xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp.

 

Cơ chế, chính sách đầu tư cho KH&CN chưa được tháo gỡ để tạo nguồn lực và động lực cho các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học phát huy tối đa năng lực sáng tạo và đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn. Ðội ngũ cán bộ thiếu các chuyên gia đầu ngành, đây đang là nguy cơ lớn đối với nền KH&CN  nước ta. Trong khi đó, cơ chế sử dụng cán bộ và trọng dụng nhân tài chậm được ban hành. Công tác hội nhập quốc tế về KH&CN cũng chưa được quan tâm đẩy mạnh để tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, tiến tới cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài phục vụ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Ngoài ra, sự gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu- sản xuất, kinh doanh; quan hệ hợp tác giữa các tổ chức KH&CN; chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu và việc đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế.

 

Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong điều kiện chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, thì sứ mệnh của KH&CN càng quan trọng.  Nó phải trở thành động lực của sự phát triển.

 

Đáp ứng yêu cầu bức bách đó, ngày 24/9 Thủ tướng Chính phủ Phan văn Khải đã có cuộc gặp làm việc với gần 500 nhà khoa học trong cả nước. Lắng nghe, đối thoại và đề xuất các giải pháp, Thủ tướng nêu rõ:

 

Chúng ta không còn con đường nào khác, hay vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước là phải nâng cao chất lượng của sự phát triển, tăng nhanh sức cạnh tranh của từng sản phẩm, của từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Các vấn đề nêu trên đặt ra cho đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ nước nhà nhiệm vụ rất nặng nề!

Chúng ta phải làm gì để tìm ra khâu đột phá?

Chúng tôi rất muốn các đồng chí đề xuất ý kiến, kiến nghị để Chính phủ qua Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các bộ, Chính phủ nghe vấn đề, xử lý vấn đề áp dụng khoa học vào đời sống và sản xuất. Đây là những vấn đề rất bức bách. Chúng ta phải đi thật nhanh thì mới tránh được nguy cơ tụt hậu.

Đề nghị các đồng chí hiến kế cho, hiến kế cả việc Thủ tướng phải làm gì để đưa khoa học công nghệ của chúng ta thành động lực, làm gì để gắn nghiên cứu với đào tạo, đào tạo với nghiên cứu, đi đến phục vụ sản xuất, đưa vào cuộc sống? Và cần có quyết định gì, xin các đồng chí góp ý cho!

Lời kêu gọi hiến kế làm gì để đưa khoa học - công nghệ nước ta trở thành động lực của Thủ tướng Phan văn Khải, đó chính là nội dung của Diễn đàn VietNamNet kỳ này. Mong được bạn đọc trong và ngoài nước cùng tham gia.

    Bài tham gia Diễn đàn xin đánh tiếng Việt có dấu

  • VietNamNet 
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,