,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
774566
Đầu tư gián tiếp: Cơ hội có nhiều không?
1
Article
null
,

Đầu tư gián tiếp: Cơ hội có nhiều không?

Cập nhật lúc 09:28, Thứ Tư, 15/03/2006 (GMT+7)
,

Giám đốc Dragon Capital, Dominic Scriven nhận xét: “Mười năm trước người ta không hiểu gì về Việt Nam. Bảy năm trước không ai quan tâm đến châu Á vì khủng hoảng tài chính. Bốn năm trước người ta quan tâm đến các nước khác trong khu vực. Và gần đây người ta bắt đầu bay đến Việt Nam và cảm giác của họ là bất ngờ và ngạc nhiên".

Nhà nước cần có “cây gậy” để ép các công ty lên sàn- đó là ý kiến của ông Scriven.

Đó là yếu tố khách quan giải thích mối quan tâm của các quỹ đầu tư quốc tế đối với thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây. Nỗ lực cải cách kinh tế và môi trường kinh doanh được cải thiện của Việt Nam cũng là một yếu tố khiến các nhà đầu tư quan tâm. Ông Scriven cho rằng việc Ngân hàng Đầu tư quốc tế Merrill Lynch khuyên các nhà đầu tư nên dành 3% danh mục đầu tư tại châu Á vào Việt Nam là có lý. 

Năm ngoái, tổng vốn đầu tư gián tiếp, theo ông Scriven, khoảng 200 triệu đô la Mỹ, chỉ bằng 3% vốn đầu tư trực tiếp (gần sáu tỉ đô la Mỹ). “Chẳng có lý gì không thể nâng tỷ lệ này lên 10% hoặc thậm chí 20%”.

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trở thành một điểm sáng nhưng tổng giá trị vốn hóa thị trường hiện nay mới chỉ trên một tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, quy mô của thị trường không chính thức, ông Scriven ước, khoảng 2-2,5 tỉ đô la Mỹ. Nhà nước cần có “cây gậy” để ép các công ty lên sàn. Cây gậy mà ông Scriven nói đến, đó là quy định về loại hình công ty đại chúng. Một khi được gọi là đại chúng thì dù niêm yết hay chưa niêm yết các công ty đều phải tuân thủ quy chế công bố thông tin một cách nghiêm ngặt. Đến lúc đó, lên sàn sẽ tốt hơn ở ngoài sàn. Hiện nay, cơ hội của quỹ đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng không còn nữa vì chỉ có những ngân hàng nước ngoài lớn mới có thể mua cổ phần của ngân hàng trong nước.

 

Ngoài ra, chính sách của Nhà nước về việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty cổ phần hóa cũng chưa rõ ràng. Cụ thể, đợt phát hành lần đầu của Vietnam Ocean Shipping Agency (VOSA) lẽ ra đã diễn ra vào ngày 14-2 với hơn 900 nhà đầu tư tham gia nhưng đã bị hủy bỏ. Lý do là vì VOSA chờ mãi nhưng chưa thấy Chính phủ có ý kiến về việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Mãi đến tuần này, Chính phủ mới có văn bản cho phép VOSA được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Ông Scriven nói VOSA và Gemadept (hiện niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM) chẳng khác nhau gì nhưng nhà đầu tư nước ngoài lại có thể nắm đến 49% vốn của Gemadept.

 

Ông Kevin Snowball, Giám đốc PXP Vietnam Asset Management, nói: “Không giống các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không nhất thiết phải đầu tư vào Việt Nam khi giá chứng khoán tại đây trở nên quá đắt. Đến lúc đó e rằng sẽ không có người mua khi các nhà đầu tư cá nhân muốn bán”.

 

Các nhà phân tích và chuyên gia cũng khuyến cáo các nhà đầu tư cá nhân không nên quá hào hứng mua chứng khoán để đón đầu sự thâm nhập của các quỹ đầu tư khi mà giá chứng khoán lên đến mức không phản ánh đúng giá trị thị trường.

  • Theo Thời báo KTSG

 

,
,